ClockThứ Tư, 11/01/2017 13:46

ASEAN là nền tảng chính sách đối ngoại của Indonesia trong 2017

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, tối 10/1, Bộ Ngoại giao Indonesia đã tổ chức cuộc họp báo quốc tế đầu tiên của năm nay nhằm đánh giá hoạt động đối ngoại trong năm 2016 và công bố một số trọng tâm của năm 2017.

Indonesia: Chiến thắng của ông Donald Trump không đe dọa ASEANCanada lạc quan về đầu tư vào ASEANCác nước ASEAN chia sẻ nguồn lao động du lịch chất lượng caoHãy nghĩ mình là người ASEANASEAN bày tỏ tình đoàn kết với các nước trải qua thảm họa động đất

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi thuyết trình tại cuộc họp báo. (Ảnh: Đỗ Quyên/Vietnam+)

Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi điểm lại tình hình thế giới, các hoạt động đối ngoại nổi bật của Indonesia trong năm 2016, khẳng định năm 2017 Indonesia sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế để cải thiện sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng của thế giới.

Bộ trưởng Retno Marsudi nhấn mạnh 14 điểm mà Indonesia tập trung trong năm 2017. Theo đó, trước hết khẳng định Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tiếp tục là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Indonesia. Nước này sẽ tiếp tục đóng góp mạnh mẽ, hướng tới duy trì đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN. Đặc biệt, trong bối cảnh năm 2017 ASEAN kỷ niệm 50 năm thành lập hiệp hội.

Theo Bộ trưởng Retno Marsudi, cam kết của Indonesia về tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN là rất rõ ràng trong các cuộc họp ASEAN và các cuộc họp khác liên quan đến ASEAN thời gian qua.

Indonesia nhấn mạnh đàm phán để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) là rất quan trọng và sẽ tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc vì lợi ích của hòa bình và ổn định trong khu vực.

Bà Retno Marsudi cho rằng sự ổn định và an ninh trong khu vực, đặc biệt là khu vực Biển Đông sẽ được tạo ra nếu tất cả các nước tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Việc giải quyết ranh giới của Indonesia với các nước láng giềng được coi là một trong những trọng tâm với tinh thần giải quyết các tuyên bố chồng lấn một cách hòa bình, không đe dọa sử dụng vũ lực và trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Về kinh tế đối ngoại, Indonesia sẽ tăng cường phát triển thương mại và hợp tác đầu tư với các thị trường tiềm năng, đặc biệt là với các nước ở châu Phi và châu Mỹ Latinh, mở các tour du lịch châu Phi và Mỹ Latinh trong năm nay.

Ngoài ra, Indonesia cũng khuyến khích đẩy nhanh các cuộc đàm phán đối tác kinh tế đang diễn ra và dự kiến đẩy mạnh tìm kiếm các hình thức hợp tác kinh tế hiệu quả.

Công tác bảo hộ công dân tiếp tục được coi trọng với việc luôn đảm bảo sự hiện diện của nhà nước đối với công dân Indonesia ở nước ngoài; tăng cường cơ sở dữ liệu và tạo ra các ứng dụng di động, khuyến khích sự cải thiện về quản trị và bảo vệ người lao động Indonesia trong các lĩnh vực dễ bị tổn thương, đặc biệt là những người làm việc trong các tàu cá nước ngoài; tăng cường công cụ pháp lý liên quan đến việc bảo vệ các công dân Indonesia.

Chống khủng bố sẽ vẫn là một ưu tiên của ngoại giao của Indonesia trong năm 2017. Indonesia sẽ phát triển Trung tâm hợp tác thực thi pháp luật (UCLEC) Jakarta như là một trung tâm đào tạo chống khủng bố không chỉ của Indonesia mà còn ở mức độ toàn cầu.

Hình ảnh Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi được trình chiếu tại cuộc họp báo. (Ảnh: Đỗ Quyên/Vietnam+)

Indonesia cũng tiếp tục cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; tăng cường nỗ lực trong việc giải trừ quân bị; ủng hộ sự phát triển bền vững; tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu...

Bộ trưởng Ngoại giao Retno Marsudi cũng đề cập một số hoạt động khác mà Indonesia sẽ tập trung trong năm 2017 như: Indonesia sẽ là chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội vành đai Ấn độ dương (IORA) trong năm 2017 và lễ kỷ niệm 20 năm IORA, cùng với việc ký kết các thỏa thuận nhằm đưa IORA trở thành một cấu trúc khu vực có khả năng đối phó với các thách thức mới.

Indonesia sẽ ứng cử thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2019-2020, nhằm đóng góp cho hòa bình thế giới, phù hợp với nhiệm vụ hiến pháp của Indonesia và đánh giá cao sự ủng hộ của các nước.

Indonesia cam kết tăng số lượng người tham lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ lên 4.000 người vào năm 2019./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng

Giáo sư kinh tế, người đứng đầu Cục Nghiên cứu Kinh tế Đông Á và Diễn đàn Đông Á tại Trường Chính sách Công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia Peter Drysdale cho biết, trong thời điểm các nguyên tắc đa phương đang dần xa rời và chịu áp lực phân mảnh nền kinh tế toàn cầu, thách thức đối với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là phải kiên định với các nguyên tắc nền tảng của APEC và đẩy lùi các xu hướng làm suy yếu tiềm năng phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Vinh danh các tác phẩm chính luận xuất sắc về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tối 20/10, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 35 Trung ương chỉ đạo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư.

Vinh danh các tác phẩm chính luận xuất sắc về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

TIN MỚI

Return to top