ClockThứ Năm, 10/01/2019 19:41

ASEAN thúc đẩy du lịch bằng khinh khí cầu

TTH - Từ nhận định của tác giả Jason Thomas, có thể thấy du lịch mạo hiểm đã và đang dành được chỗ đứng vững chắc ở ASEAN – một khu vực vốn đã có ngành du lịch tương đối phát triển.

ASEAN 2019: Những định hướng ưu tiênASEAN và những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

Du lịch bằng khinh khí cầu đang được nhiều du khách yêu thích. Ảnh: The ASEAN Post

Được thiên nhiên ưu đãi với những khu rừng rộng lớn và hệ động, thực vật phong phú, cùng nhiều hòn đảo, núi... phù hợp để khám phá, Đông Nam Á luôn được biết đến với những địa điểm du lịch phiêu lưu đẳng cấp và hành trình du lịch ở đây luôn được quảng bá trên thị trường theo hình thức này.

Kế hoạch chiến lược du lịch ASEAN (ATSP) giai đoạn 2016 – 2025 nêu rõ du lịch mạo hiểm nên được chú trọng đầu tư phát triển tại khu vực này.

Trong một ý kiến khác có liên quan, theo định nghĩa của chiến lược tiếp thị du lịch ASEAN (ATMS) giai đoạn 2017-2020, du lịch mạo hiểm là một hình thức du lịch, trong đó bao gồm khám phá hoặc thăm thú cảnh quan, du lịch đến các vùng sâu, vùng xa, mới lạ, thậm chí là nguy hiểm. Trong đó, loại hình du lịch này khiến nhiều người thích thú khi cho phép du khách bước ra ngoài vùng an toàn và tham gia trải nghiệm một số hoạt động như leo núi, nhảy bungee, đạp xe leo núi, chèo thuyền vượt thác, leo núi trong nhà...

Mặc dù hai loại hình du lịch mạo hiểm là chèo thuyền vượt thác và leo núi trong nhà đã rất nổi tiếng, luôn nằm trong danh sách hoạt động yêu thích của những người nghiện cảm giác mạnh ở Đông Nam Á, song tính đến thời điểm hiện tại, trải nghiệm du lịch bằng khinh khí cầu đang từng bước trở nên phổ biến.

Để chứng minh, bên cạnh một số lễ hội lớn khác, một sự kiện quan trọng cho những người đam mê khinh khí cầu ở Malaysia là lễ hội khinh khí cầu quốc tế Putrayaja, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 28 – 31/3 sắp tới. Được tổ chức đến nay là lần thứ 10, đơn vị tổ chức AKA Ballon dự kiến sẽ có khoảng 20 khinh khí cầu của nhiều quốc gia như Bỉ, Ấn Độ, Malaysia, Tây Ban Nha, Đài Loan, Thái Lan và Anh sẽ tham gia sự kiện, hứa hẹn sẽ thu hút rất đông du khách.

Được biết, không chỉ riêng ASEAN mà trên toàn thế giới, nhiều chính phủ và nhà tài trợ cũng nhận ra giá trị trong việc sử dụng khinh khí cầu như một công cụ phát triển du lịch.

Với việc đẩy mạnh quảng bá các lễ hội khinh khí cầu để thu hút du khách, ASEAN có thể tăng mức đóng góp trực tiếp của du lịch vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong đó, mức đóng góp vào năm 2017 đạt 135,8 tỷ USD (4,9% GDP) và đang có xu hướng tăng trưởng đều đặn hơn.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
  • Đặt SIM du lịch Sim2Go trên Traveloka
Return to top