ClockThứ Bảy, 25/06/2016 11:35

Bắc Kinh lún 11 cm mỗi năm

Không chỉ gặp vấn nạn ô nhiễm trầm kha, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc còn bị lún đến 11cm mỗi năm do tình trạng bơm rút nước ngầm quá mức, một nghiên cứu mới đây cảnh báo.

Khu vực trung tâm tài chính với nhiều hạ tầng quan trọng là nơi bị sụt lún nghiêm trọng nhất - Ảnh: Guardian

Vấn đề này tạo ra mối đe doạ nghiêm trọng đối với các hạ tầng của thành phố 20 triệu dân này, đặc biệt là hệ thống tàu ngầm.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Remote Sensing đưa ra các phân tích dựa trên các hình ảnh chụp từ vệ tinh và sử dụng radar theo dõi sự thay đổi độ cao mặt đất. Kết quả cho thấy nhiều khu vực của Bắc Kinh, đặc biệt là khu vực trung tâm tài chính, bị lún đến 11 cm mỗi năm.

Cụ thể, khu vực Chaoyang với nhiều tòa nhà chọc trời, đường vành đai và nhiều công trình mọc lên từ giai đoạn những năm 1990 là nơi sụt lún nhiều nhất. Các nhà nghiên cứu lo ngại tình trạng sụt lún thất thường có thể đe dọa các công trình và hạ tầng khác của thành phố.

Bắc Kinh nằm trên vùng đồng bằng nơi nước ngầm tích lũy. Hiện nay có hàng chục ngàn miệng giếng được khoan xuống lòng thành phố và các khu vực lân cận để lấy nước phục vụ cho các mục đích như tưới công viên, trồng trọt. Chính quyền có các quy định về việc khoan giếng nhưng hầu như không mạnh tay áp dụng.

Năm ngoái, Bắc Kinh đã khánh thành một siêu dự án nhằm giải quyết tình trạng khủng hoảng nước của thành phố. Công trình dẫn nước Bắc Nam với kinh phí gần 60 tỉ USD có mạng lưới kênh, đường ống nước dài hơn 2400 km nhằm dẫn hơn 44,8 tỉ m3 nước từ một bể chứa ở tỉnh Hồ Bắc về thành phố.

Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng vẫn còn quá sớm để biết liệu công trình này có thể bù đắp lại lượng nước đã mất và giảm sự sụt lút của Bắc Kinh hay không.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top