ClockThứ Tư, 24/02/2016 15:16

Báo Đức tiếp tục đưa tin Trung Quốc khiêu khích trên Biển Đông

Nhiều tờ báo lớn của Đức ngày 24/2 tiếp tục đưa thông tin về hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, với việc Bắc Kinh đưa máy bay chiến đấu tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và xây dựng trạm radar tần số cao ở đây.

Ảnh chụp vệ tinh Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà phía Trung Quốc chiếm đóng, xây dựng trái phép. (Nguồn: Reuters/TTXVN)

Báo Die Zeit (Thời đại) dẫn các nguồn tin Mỹ cho biết, Trung Quốc đã đưa máy bay chiến đấu tới đảo Phú Lâm (Woody Island) trong quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.

Một tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã xác nhận thông tin này, và cho hay máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã được đưa tới đảo trên từ trước đó. Các thông tin được đưa ra trùng với thời điểm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tới thăm Washington, gặp người đồng cấp Mỹ John Kerry ngày 23/2.

Cũng theo Mỹ, Trung Quốc đã triển khai tên lửa đất đối không có tầm bắn 200 km tới đảo này. Theo báo Đức, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng vì tham vọng chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông. Trong khu vực quần đảo Trường Sa (Spartly Island), Bắc Kinh đã bồi đắp nhiều đảo nhân tạo và đầu tuần qua, các hình ảnh vệ tinh của Mỹ cũng đã cho thấy Trung Quốc đã lắp đặt ở đây một trạm radar tần số cao.

Báo Toàn cảnh Frankfurt (FAZ) cũng đưa tin, chính quyền Bắc Kinh đã tạo những nhân tố mới trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với việc triển khai các máy bay chiến đấu tới đảo Phú Lâm.

Theo bài báo, Trung Quốc đòi chủ quyền tới 90% trong tổng diện tích 3,5 triệu km2 của Biển Đông. Đầu tuần qua, các hình ảnh vệ tinh của Mỹ cũng cho thấy Trung Quốc có thể đã xây dựng trên quần đảo Trường Sa một trạm radar tần số cao.

Trong khi đó, báo Welt (Thế giới) ngày 23/2 cũng đưa tin về việc Trung Quốc xây dựng một trạm radar ở Trường Sa, coi đây là cấp độ mới trong cuộc tranh cãi về chủ quyền quần đảo Trường Sa.

Theo các hình ảnh vệ tinh từ Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế Mỹ (CSIS), bên cạnh một trạm radar, Bắc Kinh còn xây dựng một ngọn hải đăng, một boongke và một bãi đáp máy bay trực thăng trên bãi đá Châu Viên (Cuarteron).

Các chuyên gia nhận định, với hệ thống radar này, Trung Quốc có thể tăng đáng kể khả năng giám sát giao thông đường biển, đường hàng không từ Malacca và từ các tuyến quan trọng chiến lược khác.

Theo hình ảnh vệ tinh, từ các bãi Gaven, bãi Tư Nghĩa và Gạc Ma - nơi Trung Quốc đã bồi đắp thành các đảo nhân tạo, có thể thấy những cột radar, các pháo đài, boongke, bãi đáp máy bay trực thăng và cầu cảng./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

TIN MỚI

Return to top