ClockThứ Tư, 04/01/2017 21:04

Bạo lực ở Pakistan giảm đáng kể trong năm 2016

TTH - Theo báo cáo vừa công bố ngày 4/1 của Trung tâm Nghiên cứu An ninh khu vực (CRSS), tử vong có liên quan đến bạo lực ở Pakistan đã giảm đáng kể trong năm 2016, xuống còn 2.610 người, so với 4.647 nạn nhân trong năm 2015, AFP đưa tin.

“Có sự sụt giảm đến 45% số người thiệt mạng liên quan đến bạo lực trong năm 2016, duy trì xu hướng giảm liên tiếp từ năm 2014”, báo cáo nêu rõ, trong đó, tháng 12 là tháng bạo lực nhất trong năm ở quốc gia này.

Tháng 6/2014, quân đội Pakistan phát động một hoạt động nhằm tiêu diệt các căn cứ quân sự ở khu vực phía tây bắc và chấm dứt cuộc nổi dậy đẫm máu đã khiến hàng nghìn người dân thiệt mạng từ năm 2004, bao gồm loạt các cuộc tấn công quân sự cũng như những nỗ lực phối hợp để ngăn chặn nguồn kinh phí của các chiến binh.

Năm 2016, Pakistan ghi nhận con số thấp nhất các vụ giết người kể từ năm 2007 - khi Taliban Pakistan được hình thành. Nhưng những thành viên còn lại của các nhóm chiến binh này đến nay vẫn có thể thực hiện các cuộc tấn công đẫm máu định kỳ.

Bảo Nghi (Lược dịch từ CNA)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Cùng ngăn chặn bạo lực gia đình

Bên cạnh những gia đình luôn tôn trọng, lưu giữ giá trị tốt đẹp từ lễ nghi cho đến các mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, sự hiếu thảo của con cái đối với ông bà, cha mẹ thì đâu đó tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra. Đó được xem như là vấn nạn nghiêm trọng.

Cùng ngăn chặn bạo lực gia đình
Return to top