ClockThứ Tư, 24/08/2016 10:23

Báo Mỹ: Đã đến lúc đặt lại tên cho Biển Đông

Trong một bài viết được đăng tải trên trang tin Quartz của Mỹ ngày 22/8, tác giả Steve Mollman đã phân tích một quan điểm ngày càng được thừa nhận rộng rãi rằng sự phức tạp trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng tại khu vực Biển Đông bắt nguồn một phần từ tên gọi quốc tế của vùng biển này.

Học giả phản đối Trung Quốc làm phức tạp tình hình Biển ĐôngIndonesia, Malaysia, Philippines đạt thỏa thuận tuần tra ở Biển Đông

Người Philippines biểu tình phản đối hành động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. (Ảnh: Reuters)
Người Philippines biểu tình phản đối hành động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. (Ảnh: Reuters)

Trong bài viết, tác giả Steve Mollman đã đưa ra một số dẫn chứng cho thấy quan điểm của các nước, đặc biệt là những nước đang có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông, về việc đặt lại tên cho vùng biển quốc tế này, thay vì dùng South China Sea như trước đây.

Indonesia là quốc gia mới đây nhất đưa ra đề xuất đặt lại tên cho Biển Đông. Chính phủ Indonesia đã thông báo hồi tuần trước rằng nước này sẽ đệ trình một bản đề xuất lên Liên Hợp Quốc liên quan tới vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) xung quanh quần đảo Natuna mà Jakarta đang tuyên bố chủ quyền.

“Nếu không ai phản đối… thì vùng biển này sẽ chính thức trở thành Biển Natuna (Natuna Sea)”, Ahmad Santosa, lãnh đạo cơ quan đặc trách chống đánh bắt cá trái phép của Indonesia cho biết.

Năm 2012, Philippines chính thức đặt lại tên một phần của Biển Đông, sử dụng tên mới trên bản đồ và trong các công văn của chính phủ. Manila tuyên bố rằng vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này và đặt tên là biển Tây Philippines (West Philippines Sea).

Cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino khi đó nói rằng việc đổi tên như vậy là một bước quan trọng để làm sáng tỏ vùng biển tranh chấp nào, nơi Philippines tuyên bố chủ quyền, là của Philippines. Cùng với việc đặt lại tên, Manila đã đệ trình một công văn hành chính và một bản đồ chính thức lên Liên Hợp Quốc.

“A Change.org”, một chiến dịch trên mạng nhằm kêu gọi đổi tên của Biển Đông, đã được khởi xướng từ cách đây 5 năm. Theo đó, chiến dịch này đã đề nghị đổi tên South China Sea thành Southest Asia Sea (tạm dịch: Biển Đông Nam Á). Chiến dịch đã đưa ra một số điểm đáng lưu ý, trong đó có lập luận rằng: Các quốc gia Đông Nam Á ôm trọn gần như toàn bộ vùng biển này với tổng chiều dài bờ biển lên tới 130.000 km, trong khi bờ biển phía nam Trung Quốc chỉ dài khoảng 2.800 km.

Những đề xuất đổi tên khác bao gồm biển Đông Dương (Indochina Sea) và biển ASEAN (ASEAN Sea), tuy nhiên những đề xuất này vấp phải sự phản đối của Campuchia, một thành viên trong khối ASEAN.

Biển Đông từng có nhiều tên gọi trong lịch sử và South China Sea là tên đặt tương đối mới, bắt đầu được sử dụng từ những năm 1930 như một cách để phân biệt với khu vực biển Hoa Đông (East China Sea).

Ellen Frost, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Đông - Tây, cho rằng trong tiếng Anh, South China Sea có thể đổi thành South Sea (Nam Hải) cũng được. Bà phân tích rằng những người Trung Quốc mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc chắc chắn sẽ không công nhận tên biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea) nhưng họ sẽ khó có thể phủ nhận tên Nam Hải (South Sea).

Theo bà Frost, mặc dù trong tên South Sea đã bỏ đi chữ “China” so với tên South China Sea nhưng vì trong tiếng Trung Quốc, tên Nam Hải (Nanhai) đã tồn tại từ hàng thế kỷ nay, nên người Trung Quốc sẽ gặp khó khăn hơn khi đưa ra lập luận chống lại tên này.

Việc thay đổi tên Biển Đông là tuy chỉ là sự đóng góp nhỏ, phần nhiều mang tính chất kỹ thuật, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với nền hòa bình, bà Frost nhận định.

Trung Quốc đưa ra yêu sách "đường chín đoạn" phi lý trên Biển Đông nhằm đòi hỏi chủ quyền đối với 80% diện tích của vùng biển này. Ngày 12/7, Tòa trọng tài thường trực theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 tại La Hay, Hà Lan đã ra phán quyết về vụ kiện do Philippines khởi xướng, theo đó tòa đã chính thức bác bỏ yêu sách phi lý này của Bắc Kinh. 

Theo Dantri

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sau bão Yingxing, Biển Đông tiếp tục có những diễn biến thời tiết phức tạp khi xuất hiện một cơn bão mới có tên quốc tế là TORAJI, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).

Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông
Thời tiết ngày 7/11: Bão Yinxing hướng vào biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 1 giờ ngày 7/11, vị trí tâm bão Yinxing ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 123,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/ giờ), giật trên cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 5-10km/ giờ.

Thời tiết ngày 7 11 Bão Yinxing hướng vào biển Đông
Return to top