ClockChủ Nhật, 07/04/2019 06:21

Canada bày tỏ mong muốn tăng cường thương mại với ASEAN

TTH.VN - Theo thông tin trên tờ The ASEAN Post ngày 6/4, việc thiết lập Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Canada và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang là một trong những mối quan tâm lớn của hai bên.

Giới đầu tư nên chú trọng đến thị trường ASEANCanada mong muốn được tham dự Hội nghị Cấp cao Đông ÁCanada: ASEAN có thể hỗ trợ trật tự đa phương dựa trên quy tắcASEAN, Canada nhất trí đàm phán về thương mại tự doCanada lạc quan về đầu tư vào ASEAN

Canada bày tỏ mong muốn tăng cường thương mại với ASEAN. Ảnh minh họa: Gouvernment of Canada

Được biết, ý tưởng lần đầu tiên được đề xuất vào năm 2016. Đây là một trong số nhiều ý tưởng trong khuôn khổ chương trình nghị sự thuộc đối thoại ASEAN – Canada lần thứ 16 tổ chức tại thủ đô Ottawa vào tháng 3 vừa qua. Tại đây, lãnh đạo hai bên nhất trí triển khai thực hiện kế hoạch hành động ASEAN – Canada giai đoạn 2016 – 2020, bao gồm cả những hoạt động hướng đến đạt được Hiệp định thương mại tự do ASEAN  - Canada tiềm năng.

Ngay khi kế hoạch được đưa ra vào năm 2016, Văn phòng toàn cầu Canada cùng Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) đã tiến hành các nghiên cứu và mô hình kinh tế, trong đó cho thấy một thỏa thuận toàn diện vượt ra ngoài việc loại bỏ thuế quan đơn giản và tự do hóa dịch vụ, đầu tư, cùng lúc hỗ trợ giảm các biện pháp phi thuế quan (NTM), thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại sẽ là quyền lợi tốt nhất cho cả ASEAN và Canada.

Một báo cáo khác được công bố vào năm 2017 bởi Hội đồng kinh doanh Canada - ASEAN và Đại học British Columbia có tiêu đề “Lợi thế ASEAN” cũng chỉ ra rằng, hiệp định thương mại tự do (FTA) ASEAN – Canada sẽ tạo ra giá trị thương mại hai chiều lên đến 11 tỷ USD và thúc đẩy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Canada tăng 1,2 tỷ USD vào năm 2027.

Hiện, Canada là đối tác thương mại lớn thứ 9 của ASEAN, cùng lúc, ASEAN là đối tác lớn thứ 6 của Canada.

Về phía Canada, kế hoạch hướng đến đạt được FTA ASEAN – Canada rất được hoan nghênh. Vào năm 2018, Bộ trưởng Đa dạng hóa thương mại quốc tế của Canada, ông Jim Carr khẳng định tăng cường thương mại với các thị trường phát triển nhanh chóng và năng động như các nền kinh tế trong khu vực ASEAN là một phần quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa thương mại của chính phủ nước này.

Điều này có nghĩa nếu công tác hội nhập thương mại lớn hơn không nhanh chóng đạt được, Canada sẽ bỏ lỡ cơ hội vàng để thâm nhập vào thị trường 640 triệu dân với tầng lớp trung lưu đang nổi lên nhanh chóng.

“Hiệp định thương mại ASEAN – Canada là cơ chế quan trọng và cần thiết, giúp chúng tôi bắt kịp những đối thủ cạnh tranh cũng đang hướng đến thị trường Đông Nam Á”, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Quỹ châu Á – Thái Bình Dương Canada Steward Beck cho hay.

Hiện ASEAN đã có FTA với nhiều nền kinh tế lớn như Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Canada hiện cũng bày tỏ mong muốn thiết lập hiệp định tương tự với khu vực.

Mặc dù có nhiều lợi ích cho cả hai bên, vẫn tồn tại một số thách thức cần ASEAN và Canada vượt qua nếu FTA ASEAN – Canada được thiết lập. Cụ thể, tham nhũng, công tác thực thi pháp luật và quy định không nhất quán, khó tìm được lao động lành nghề đáng tin cậy... được xem là những rào cản chính đối với thương mại và đầu tư. Do đó, hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn với các sáng kiến như Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ giúp giảm bớt những lo ngại kể trên.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

TIN MỚI

Return to top