ClockThứ Năm, 12/04/2018 15:22

Cậy nhờ người máy

Nhà dưỡng lão Shin-tomi tại thủ đô Tokyo - Nhật Bản đang sử dụng khoảng 20 mẫu robot khác nhau để chăm sóc người già.

Chính phủ Nhật Bản hy vọng đây sẽ là mô hình tận dụng khả năng của robot để giúp giải quyết tình trạng dân số già và lực lượng lao động sụt giảm.

Cho phép robot chăm sóc người già - một công việc được xem là cần có bàn tay con người - có thể là ý tưởng gây sốc đối với phương Tây. 

Thế nhưng, nhiều người Nhật có cái nhìn tích cực về robot, phần lớn là do chúng được giới truyền thông mô tả là thân thiện và có ích. 

"Những robot này rất tuyệt. Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều người sống một mình, vì vậy robot có thể trở thành người tâm tình và khiến cuộc sống của họ vui vẻ hơn" - cụ ông Kazuko Yamada, 84 tuổi, nói sau khi tham gia một khóa luyện tập với robot Pepper của Công ty SoftBank Robotics Corp. 

Tuy nhiên, vẫn còn những yếu tố cản trở sự phổ biến của robot chăm sóc người già, như chi phí cao, sự an toàn và những nghi ngờ về tính hữu ích, thân thiện của robot.

Cậy nhờ người máy - Ảnh 1.

Cư dân của một nhà dưỡng lão tại Nhật tập thể dục theo robot. Ảnh: REUTERS

Bất chấp những cố gắng của Tokyo trong việc cho phép nhân công nước ngoài tham gia dịch vụ chăm sóc người già, những trở ngại trong ngành nghề này vẫn tồn tại, nổi bật là những kỳ thi bằng tiếng Nhật. 

Tokyo cũng tạo ra loại thị thực chăm sóc điều dưỡng vào năm 2016 nhưng đến cuối năm 2017 chỉ mới có 18 người nước ngoài được cấp. 

Chính vì vậy, Nhật Bản đã tài trợ việc phát triển robot để hỗ trợ tình trạng thiếu hụt khoảng 380.000 nhân công vào năm 2025, đồng thời nhắm đến mục tiêu lớn hơn: xuất khẩu robot đến những quốc gia đang hoặc sắp đối mặt thách thức nhân khẩu học tương tự, như Đức, Trung Quốc, Ý…

Theo NLD

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Robot thông minh của ngành điện

Nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh (SXKD) của ngành điện, mới đây kỹ sư Hoàng Ngọc Hoài Quang cùng 4 cộng sự ở Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) đã nghiên cứu chế tạo ra robot tự hành điều khiển từ xa, phục vụ công tác giám sát vận hành trạm biến áp 110kV không người trực (KNT). Đây là đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, năm 2024 và đoạt giải Ba.

Robot thông minh của ngành điện
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

TIN MỚI

Return to top