ClockThứ Hai, 16/09/2019 09:27

Châu Âu muốn đóng vai trò lớn hơn ở biển Đông

Các nước lớn ở châu Âu đang tìm cách nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải giữa lúc nỗi lo đang tăng về tình hình căng thẳng ở biển Đông.

Mỹ muốn hợp tác với Ấn Độ duy trì tự do hàng hải ở Biển ĐôngHải quân Mỹ tiến hành hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông

"Chỉ mới vài năm trước, các nước châu Âu không muốn đóng vai trò nổi bật trong các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực ở Đông Á. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, các nước châu Âu nhận thấy cần quan tâm nhiều hơn đến tình hình tại đó" - ông Frans-Paul van der Putten, chuyên gia tại Học viện Clingendael (Hà Lan), nhận định với báo South China Morning Post. Theo ông Putten, việc gửi thêm tàu chiến đến biển Đông còn giúp chính phủ các nước châu Âu có thêm đòn bẩy khi xử lý các vấn đề địa chính trị với Mỹ và Trung Quốc.

Trong khi đó, bà Sarah Raine, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (Anh), cho rằng chuyện châu Âu muốn can dự vào các tranh chấp ở biển Đông và mở rộng ảnh hưởng trong khu vực không có gì đáng ngạc nhiên. Theo bà, châu Âu không chỉ muốn được xem là đối tác thương mại mà còn muốn đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề địa chính trị chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth. Ảnh: EPA-EFE

Nhận định trên được đưa ra sau khi 3 nước Anh, Pháp, Đức vào tháng rồi ra tuyên bố chung, theo đó bày tỏ lo ngại tình hình biển Đông có thể dẫn đến tình trạng mất an ninh và căng thẳng ở khu vực. Tuyên bố chung này kêu gọi tất cả quốc gia liên quan thực hiện các bước đi và biện pháp giảm căng thẳng, góp phần duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn trong khu vực. Ông Siemon Wezeman, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (Thụy Điển), nhận định 3 quốc gia nói trên có lợi ích đáng kể, nhất là về thương mại, ở khu vực. "Nếu có sự cố ở biển Đông, các nước châu Âu này sẽ bị ảnh hưởng" - ông nhận định.

Hồi tháng 2 năm nay, Anh và Mỹ đã tiến hành cuộc tập trận hải quân chung tại biển Đông. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Anh thông báo kế hoạch đưa tàu sân bay mới HMS Queen Elizabeth đến châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có biển Đông, trong chuyến hải trình quốc tế đầu tiên vào năm 2021. Theo kế hoạch, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ được triển khai trên tàu này. London cho biết chuyến đi dự kiến trên là sự tham gia của Anh vào các chiến dịch tự do hàng hải đang được Mỹ và Úc tiến hành.

Dù vậy, theo báo The Telegraph, Trung Quốc gần đây cảnh báo việc Anh triển khai HMS Queen Elizabeth đến biển Đông, nếu có sẽ bị xem là hành động thù địch. Hồi năm rồi, Bắc Kinh đã phản ứng giận dữ khi tàu tấn công đổ bộ HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh đi qua biển Đông. Trong khi đó, Pháp vào năm ngoái cũng triển khai tàu tấn công Dixmude và một tàu khu trục đến biển Đông.

Theo NLĐ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sau bão Yingxing, Biển Đông tiếp tục có những diễn biến thời tiết phức tạp khi xuất hiện một cơn bão mới có tên quốc tế là TORAJI, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).

Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông
Thời tiết ngày 7/11: Bão Yinxing hướng vào biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 1 giờ ngày 7/11, vị trí tâm bão Yinxing ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 123,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/ giờ), giật trên cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 5-10km/ giờ.

Thời tiết ngày 7 11 Bão Yinxing hướng vào biển Đông
2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

TIN MỚI

Return to top