ClockThứ Hai, 19/03/2018 11:00

Chuẩn bị 4.0, Việt Nam nằm cùng nhóm Campuchia và Indonesia

Các khảo sát mới đây cho thấy khoảng cách không nhỏ giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về mức độ sẵn sàng cho kỷ nguyên công nghiệp 4.0.

EU đánh giá cao tầm quan trọng của Việt Nam trong chiến lược đối ngoại ở châu ÁViệt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhấtTổng thống Mỹ Trump cảm ơn về “ngày tuyệt vời” ở Việt NamViệt Nam là ưu tiên trong chính sách hướng Đông của Ai Cập

Công nhân sản xuất tại một nhà máy xe Ford ở Thái Lan - Ảnh: REUTERS

Trong vài thập kỷ qua, ngành sản xuất ở ASEAN từng được xem là hiện tượng toàn cầu. Những hứa hẹn từ một cuộc cách mạng công nghiệp thời kỳ mới, trên lý thuyết sẽ mang tới cơ hội lớn để ASEAN nắm bắt và vươn mình.

Chưa sẵn sàng

Một khảo sát của McKinsey với hơn 200 lãnh đạo kinh tế ASEAN cho thấy tới 96% người được hỏi tin rằng công nghiệp 4.0 sẽ mang tới nhiều mô hình kinh doanh, trong khi 90% nói một trong những lợi ích tốt nhất khi phát triển công nghệ mới là cải thiện năng suất. Thêm vào đó, ở các nền kinh tế dựa vào sản xuất như Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, người tham gia khảo sát nhìn chung rất lạc quan về triển vọng công nghiệp 4.0.

Lạc quan là một lẽ, thực sự nắm bắt để hành động lại là chuyện khác. Khảo sát của McKinsey cũng cho thấy người tham gia trả lời thể hiện khả năng thích ứng chậm. Chỉ 13% nói công ty của họ đã bắt đầu chuyển đổi để đáp ứng công nghiệp 4.0. Các nhà sản xuất trong khu vực ASEAN không thể mạo hiểm với công nghệ mới. Những người điều hành vẫn nghĩ rằng công nghiệp 4.0 chỉ là một trào lưu, ngược lại với kết luận của khảo sát từ các công ty tư vấn uy tín hàng đầu hiện nay.

Hồi tháng 1-2018, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố báo cáo về "Tương lai của sản xuất 2018". Báo cáo này kết hợp với Công ty tư vấn A. T. Kearney, thực hiện trên 100 quốc gia và nền kinh tế, trong đó quan sát mức độ sẵn sàng của họ đối với tương lai của ngành sản xuất, và làm thế nào những người làm luật cũng như lãnh đạo doanh nghiệp có thể định hướng để bắt kịp thách thức và thời cơ phía trước.

Báo cáo của WEF tiết lộ nhiều khó khăn cho ASEAN, xét về mặt "sẵn sàng cho sản xuất thời kỳ mới". Khái niệm "sẵn sàng" ở đây chỉ khả năng tận dụng cơ hội, giảm thiểu rủi ro và thách thức, cũng như khả năng phản ứng với những rủi ro của tương lai.

Không đồng đều

Thang đánh giá của WEF cho thấy ASEAN, vốn bị nhận xét phát triển không đồng đều, cũng thể hiện sự không đồng đều ấy ở khâu "sẵn sàng". Ví dụ Singapore là nền kinh tế rất mạnh và được xếp vào nhóm "Dẫn đầu" cùng Malaysia, còn nhóm "Di sản" có Philippines và Thái Lan, trong khi nhóm "Phôi thai"/ "Chớm nở" có Campuchia, Việt Nam và Indonesia.

Cụ thể, Singapore được xếp vị trí thứ 11 trong thang đánh giá mức độ hiện đại, quy mô của ngành sản xuất, nhưng xếp thứ hai (chỉ sau Mỹ) về năng lực chủ động trong sản xuất. Nghĩa là Singapore hoàn toàn đủ sức đón nhận thách thức và bắt lấy thời cơ của thời đại công nghiệp 4.0.

Mức độ sẵn sàng này có nghĩa rằng, ngoại trừ năng lực hiện tại, các nước cũng cần cho thấy chất lượng đào tạo, tiềm năng phát triển của thế hệ mai sau để bắt kịp công nghiệp 4.0. 

WEF cho rằng nhân lực là điểm yếu cốt lõi ở ASEAN, vì khu vực này tính trung bình vẫn còn tỉ lệ lớn công nhân tay nghề thấp. Đó là lý do một số nước "sẵn sàng" nhất như Singapore, Nhật Bản, Mỹ... đều đạt những chỉ số cao về sáng kiến, sản phẩm khoa học, giáo dục và hướng nghiệp. 

Lấy ví dụ Singapore thứ 9 thế giới về chất lượng hướng nghiệp, cũng như số 1 về chất lượng tiếp thu toán và khoa học. Kỳ vọng về số năm gắn bó với trường lớp (từ tiểu học tới đại học, cao đẳng) của Singapore cũng ở mức 15,4 năm, và tỉ lệ học sinh trên mỗi giáo viên là 17,4.

Để bắt nhịp với sự phát triển của các nền kinh tế khác, các thành viên ASEAN cần phải tăng cường hợp tác để gia tăng mức độ sẵn sàng, WEF kết luận.

Theo Tuổi trẻ Online

 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Hội đàm phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mùa khô 2024 - 2025 tại Lào

Ngày 24/10, tại tỉnh Salavan (Lào), đoàn Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Thừa Thiên Huế do Đại tá Lê Huy Nghĩa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh dẫn đầu tiến hành Hội đàm với Ban Công tác đặc biệt tỉnh Salavan về việc phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (HCLS) mùa khô 2024 - 2025. Thiếu tướng Phu Văn Phim Ma Chăn, Chỉ huy trưởng Chính trị, Trưởng Ban Công tác đặc biệt tỉnh Salavan tiếp và làm việc cùng đoàn.

Hội đàm phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mùa khô 2024 - 2025 tại Lào

TIN MỚI

Return to top