ClockThứ Năm, 08/11/2018 06:31

Cơn ác mộng chưa có hồi kết ở Yemen

TTH.VN - Một năm sau khi liên minh do Saudi dẫn đầu áp đặt việc phong tỏa các cảng của Yemen, thắt chặt nhập khẩu hàng hóa, Yemen vẫn đang sống trong một cơn ác mộng chưa có hồi kết, một quan chức hoạt động nhân đạo hôm qua cho biết.

Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt bạo lực ở YemenCháy rụi 50 tấn lương thực và hàng hóa cứu trợ ở YemenTrẻ em Yemen đối mặt với “dịch bạch hầu tồi tệ nhất”Thiếu viện trợ, dịch tả có thể bùng phát trở lại ở Yemen

Một đứa trẻ chỉ còn da bọc xương ở Yemen. Ảnh: Reuters 

Yemen, một trong những quốc gia Ả Rập nghèo nhất, đang mắc kẹt trong một cuộc chiến tranh kéo dài suốt gần 4 năm qua giữa phiến quân Houthi và chính phủ được Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và phương Tây hậu thuẫn.

Trong những tuần cuối năm 2017, liên minh do Saudi dẫn đầu đã áp đặt việc phong tỏa các cảng ở Yemen mà họ cho là để ngăn chặn phiến quân Houthis nhập khẩu vũ khí. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Yemen – một quốc gia vốn có truyền thống nhập khẩu đến 90% lượng thực phẩm tiêu thụ trong nước.

Ông Jan Egeland, cựu trợ lý của LHQ, hiện đang đứng đầu Hội đồng tị nạn Na Uy cho biết, kể từ khi bị phong tỏa, việc nhập khẩu thực phẩm và nhiên liệu trở nên khó khăn khiến giá cả tăng vọt, làm cho hàng triệu người bị đẩy đến bờ vực đói khát trong khi bạo lực vẫn tiếp diễn. "12 tháng qua đã là một cơn ác mộng không có hồi kết đối với dân thường Yemen," ông nói trong một tuyên bố.

Theo LHQ, cuộc chiến tàn bạo đã gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới ở quốc gia này, với 22 triệu người Yemen phụ thuộc vào viện trợ trong tổng dân số khoảng 25 triệu người. Điều phối viên viện trợ nhân đạo của LHQ cũng cảnh báo rằng, đến cuối năm nay, hơn 10 triệu người Yemen có thể phải đối mặt với nạn đói, với hơn 8 triệu người hiện đang rơi vào cảnh thiếu lương thực. Song song đó, nhóm Save the Children cho biết, thêm 1 triệu trẻ em ở Yemen có nguy cơ rơi vào nạn đói, nâng tổng số lên tới 5,2 triệu.

Cuộc chiến bùng phát trong tuần này tại cảng chính Hodeidah của Yemen, nơi nhập khẩu hầu hết các hàng hóa, đồ thực phẩm và cứu trợ, khiến hàng ngàn người bị mắc kẹt ở vùng ngoại ô phía nam của cảng Biển Đỏ.

Ngoài ra, giá cả tăng cao đã khiến một số mặt hàng cơ bản nằm ngoài tầm với của nhiều người dân Yemen, ngân hàng trung ương nước này cũng phải vật lộn để trả lương cho người lao độg trong khu vực công.

Trước thực trạng đó, các nước phương Tây, như Mỹ và Anh, đã kêu gọi ngừng bắn để hỗ trợ các nỗ lực chấm dứt một cuộc chiến đã giết chết hơn 10.000 người. Theo tin từ Reuters, với áp lực lớn từ cộng đồng quốc tế, liên minh do Saudi dẫn đầu đã bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa nhưng vẫn thắt chặt việc kiểm tra tàu thuyền, làm chậm quá trình nhập khẩu.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng, chống bạo lực học đường: Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ

Bạo lực học đường thực sự luôn rình rập, hiện hữu ở bất cứ ngôi trường nào. Ngoài những học sinh cá biệt, có xu hướng bạo lực thì nhiều hành vi bạo lực xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của học sinh. Các con chỉ nghĩ đơn giản “dọa cho bạn sợ” chứ không lường được những hậu quả, tổn thương tâm lý mà mình gây ra cho bạn học...

Phòng, chống bạo lực học đường Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ
Phòng ngừa bạo lực học đường

Ngày 4/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức tập huấn sử dụng tài liệu về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em cho cán bộ quản lý, giáo viên. Buổi tập huấn được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Phòng ngừa bạo lực học đường
Đẩy lùi bạo lực gia đình

Hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp đã và đang có nhiều hoạt động để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) trên cơ sở giới, các hoạt động vì phụ nữ yếu thế.

Đẩy lùi bạo lực gia đình
Return to top