ClockThứ Ba, 21/06/2016 10:16

Cuộc biểu tình tại Pháp có thể ảnh hưởng lớn đến EURO 2016

Trước thái độ kiên quyết của chính phủ và các cảnh báo có thể cấm biểu tình trong một số trường hợp, các tổ chức công đoàn Pháp đứng đầu là Tổng Liên đoàn Lao động Pháp (CGT) vẫn quyết tâm tổ chức "Ngày hành động" vào ngày 23/6 tới tại Paris nhằm phản đối dự luật cải cách lao động.

Euro 2016: Cơ hội kiếm bộn tiền của người ĐứcPháp ra mắt ứng dụng "cảnh báo khủng bố" trên điện thoại di động

Cảnh sát Pháp làm nhiệm vụ trong cuộc biểu tình của người dân tại Paris ngày 26/5. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Động thái này có thể làm ảnh hưởng lớn tới vòng chung kết giải Vô địch bóng đá châu Âu EURO 2016 đang diễn ra tại Pháp.

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 20/6, trả lời đơn xin tổ chức biểu tình của 7 tổ chức công đoàn gồm CGT, FO, FSU, Solidaires, Unef, Fidl và UNL, Sở cảnh sát Paris đã đồng ý cho tiến hành cuộc biểu tình tại chỗ, nhưng từ chối cấp phép cho biểu tình trên tuyến đường nối quảng trường Bastille với quảng trường Nation, do bạo lực thường xuyên xảy ra trong các cuộc biểu tình gần đây.

Trong thư trả lời, Sở cảnh sát Paris cũng nêu rõ, nếu những người tổ chức không chấp nhận, cuộc biểu tình sẽ bị cấm.

Phát biểu cùng ngày, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve cho rằng trong bối cảnh căng thẳng xã hội và xung đột liên tục tái diễn, việc tổ chức cuộc biểu tình trên một tuyến đường trung tâm thành phố là việc "khó có thể xem xét."

Theo ông, cuộc biểu tình tại chỗ giúp đảm bảo an ninh đồng thời hạn chế các thiệt hại tài sản.

Cuộc biểu tình ngày 14/6 vừa qua đã dẫn đến bạo loạn khi người biểu tình ném gạch đá, chai lọ về phía cảnh sát và buộc cảnh sát Pháp phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông.

Một số kẻ gây rối đeo khăn bịt mặt đã đập phá nhiều công trình trong đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Bệnh viện nhi Necker, buộc cảnh sát phải bắt giữ 58 người. 29 cảnh sát và 11 người biểu tình đã bị thương trong cuộc bạo động.

Sau cuộc bạo loạn, Tổng thống Pháp François Hollande đã phải cảnh báo có thể cấm biểu tình nếu tính mạng con người và tài sản không được đảm bảo, còn Thủ tướng Pháp Manuel Valls tuyên bố sẵn sàng chịu trách nhiệm và sẽ cấm một số cuộc biểu tình trong từng trường hợp cụ thể.

Theo báo chí Pháp, một lệnh cấm biểu tình có thể thổi bùng lên những căng thẳng hiện nay, chính vì vậy, các cuộc đàm phán giữa chính quyền và các tổ chức công đoàn sẽ được tiếp tục trong những ngày tới nhằm tìm ra cách thức phù hợp để cuộc biểu tình được tổ chức mà không xâm phạm đến trật tự an ninh công cộng./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:
Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Orly, thủ đô Paris lên đường về nước kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3/10 -7/10/20024, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp
Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Nhiều dư địa làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Pháp

Nhân chuyến tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới CH Pháp trong các ngày 4 - 7/10/2024, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Đại sứ Đinh Toàn Thắng Nhiều dư địa làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Pháp

TIN MỚI

Return to top