ClockThứ Hai, 08/08/2016 15:09

Đặc phái viên của Philippines đến Trung Quốc bàn về Biển Đông

Tổng thống Philippines Duterte đã chỉ định cựu tổng thống Fidel Ramos làm Đặc phái viên đến Bắc Kinh nối lại đàm phán với Trung Quốc.

Ngày 8/8, cựu Tổng thống Philippines, ông Fidel Ramos đến Trung Quốc với vai trò Đặc phái viên của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhằm nối lại các cuộc đàm phán về cải thiện quan hệ giữa hai nước vốn căng thẳng trong nhiều năm qua liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. 

dac phai vien cua philippines den trung quoc ban ve bien dong hinh 0
Cựu Tổng thống Philippines, Đặc phái viên của Philippines đến Trung Quốc, ông Fidel Ramos. (ảnh: ABS-CBN News).
 

Đặc phái viên của Tổng thống Philippines thăm Trung Quốc trong bối cảnh Tòa trọng tài quốc tế ở La Haye hôm 12/7 vừa qua ra phán quyết bác bỏ hầu hết các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định Trung Quốc không có “quyền lợi lịch sử” đối với các vùng biển ở Biển Đông và không có cơ sở pháp lý để đưa ra những tuyên bố về “các quyền lịch sử” đối với những nguồn tài nguyên trong cái gọi là “đường 9 đoạn”. 

Để cải thiện quan hệ với Trung Quốc, sau khi lên nắm quyền, tân Tổng thống Philippines Duterte đã chỉ định ông Ramos làm Đặc phái viên đến Bắc Kinh thực hiện nhiệm vụ nối lại các cơ chế đàm phán với Trung Quốc.

Phía Trung Quốc trước đó đã lên tiếng hoan nghênh Tổng thống Philippines cử Đặc phái viên đến Trung Quốc. Trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh hồi giữa tháng 7,  Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố “Trung Quốc hoan nghênh Đặc phái viên của Tổng thống Duterte đến Trung Quốc” và cho rằng “cánh cửa hiệp thương đối thoại với Philipines chưa bao giờ đóng”.

Tuy nhiên, lập trường của Trung Quốc là tiến hành đàm phán đối thoại với Philippines trên cơ sở “không đề cập” phán quyết của Tòa trọng tài ngày 12/7 vừa qua.

Ngược lại, Tổng thống Philippines Duterte lại khẳng định phán quyết của Tòa trọng tài ngày 12/7 vừa qua sẽ là “cơ sở” cho các cuộc đàm phán giữa Philippines và Trung Quốc về vấn đề tranh chấp chủ quyền./. 

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hòa nhọc nhằn Philippines, ĐT Việt Nam chưa cầm chắc vé vào bán kết

Trong trận đấu trên sân cỏ nhân tạo Rizal Memorial tại Philippines, ĐT Việt Nam đã trải qua 90 phút đầy khó khăn khi chỉ giành được 1 điểm sau trận hòa 1-1 trước đội chủ nhà. Kết quả này khiến thầy trò HLV Kim Sang Sik chưa thể chính thức giành vé vào bán kết AFF Cup 2024, khi vẫn còn phụ thuộc vào lượt trận cuối.

Hòa nhọc nhằn Philippines, ĐT Việt Nam chưa cầm chắc vé vào bán kết
Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Return to top