ClockChủ Nhật, 07/01/2018 15:05

Đạt ngưỡng 47,3 độ C, Sydney nắng nóng như chảo lửa

TTH.VN - Tình trạng nắng nóng và gió mạnh được dự báo đang diễn ra ở khu vực Sydney với việc Cơ quan Cứu hoả Nông thôn đưa ra cảnh báo nguy hiểm về hỏa hoạn nghiêm trọng đối với thành phố.

LHQ cảnh báo nguy cơ gia tăng tình trạng tử vong do nắng nóngMáy bay năng lượng mặt trời hoàn thành bay quanh thế giớiNắng nóng khủng khiếp trên 53 độ C 'thiêu đốt' Baghdad

Tại khu vực trung tâm thành phố Sydney, nhiệt độ đã lên tới 43,4 độ C. Còn ở ở Penrith, vùng ngoại ô phía tây, mức thủy ngân đã đạt ngưỡng 47,3 độ C. Đây là mức nóng kỷ lục kể từ năm 1939.

Mức cảnh báo nguy cơ hỏa hoạn nghiêm trọng đã được ban hành cho khu vực Sydney và các vùng lân cận vào chủ nhật, trong khi phần lớn còn lại của tiểu bang có mức cảnh báo là "rất cao".

Cư dân tiểu bang New South Wales (NSW), Úc đã được cảnh báo về sự gia tăng ô nhiễm ôzôn và nguy cơ hỏa hoạn do sự gia tăng đột biết của nhiệt độ.

Một số nơi của tiểu NSW, Úc đang như chảo lửa với nhiệt độ lên đến 47,3 độ C. Ảnh: SBC

Lệnh cấm lửa toàn diện đã được ban hành cho Sydney và khu vực Hunter.

Cơ quan Cứu hỏa Nông thôn (RFS) NSW cảnh báo rằng người dân cần chuẩn bị đối phó với các vụ cháy rừng. Nếu người dân đang cân nhắc rời khỏi nơi ở thì họ nên "rời đi sớm", RFS nói.

Bộ Y tế NSW đã khuyến cáo mọi người cần uống nhiều nước và hạn chế ra ngoài trời, do ô nhiễm ôzôn đang gia tăng gây ra bởi thời tiết nắng nóng và lặng gió.

Sydney được dự báo sẽ có không khí kém chất lượng vào chủ nhật, đặc biệt nó có thể ảnh hưởng đến người mắc bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

"Mức ôzôn ở ngoài trời cao hơn trong nhà, vì vậy hãy hạn chế thời gian ở ngoài trời trong cái nóng sẽ giúp mọi người đỡ nóng hơn và giảm tiếp xúc đối với ô nhiễm ôzôn", giám đốc Viện Sức khỏe Môi trường Tiến sĩ Ben Scalley đưa ra lời khuyên trong một phát biểu vào thứ bảy.

Tiến sĩ Scalley cũng cảnh báo rằng đợt nắng nóng có thể gây ra căng thẳng cho cơ thể, gây mất nước, kiệt sức vì nóng và đột quỵ do sốc nhiệt.

Phó Tổng thư ký Cảnh sát NSW Catherine Burn hôm thứ bảy tiết lộ kế hoạch đối phó với đợt nóng của tiểu bang đã được kích hoạt nhằm đảm bảo công tác cứu hộ và cấp cứu được điều phối hiệu quả.

“Chúng ta biết rằng trong 2-3 ngày tới, chúng ta sẽ phải hứng chịu đợt nóng khủng khiếp trên khắp NSW”, Catherine nói trước khi nhắc nhở mọi người rằng sẽ là vi phạm luật pháp nếu để trẻ em hoặc vật nuôi trong xe.

"Xe hơi sẽ biến thành một cái lò rất, rất nhanh ở nhiệt độ như thế này."

Bộ phận Cứu hộ Lướt sóng NSW đã khuyến cáo mọi người khi đi đến tắm biển cần chú ý hơn do đã có 10 vụ đuối nước đã xảy ra kể từ đầu tháng 12.

Một người 48 tuổi hiện đang trong tình trạng nguy kịch sau khi được tìm thấy gục trong nước tại bãi biển Sandon Point vào hôm thứ bảy.

Trong một diễn biến khác, một người đàn ông 35 tuổi được đưa đến bệnh viện sau được kéo lên trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê từ con sông Hawkesbury tại vùng hạ Portland.

Thế Vĩnh (Lược dịch từ sbc.com.au)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Về làng gặp ngọn gió nam

Những ngày giữa hạ tôi về làng và gặp ngọn gió nam. Gió nam như một người bạn của tuổi thơ tôi gian khó, vừa gần gũi lại vừa khó tính. Gió nam thổi thốc vào mặt tôi như muốn hỏi có nhớ đứa bạn này không hay sống xa quê lâu ngày mà quên mất rồi?

Về làng gặp ngọn gió nam
Olympic bị tác động bởi biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu vừa được công bố ngày 31/7, đợt nắng nóng gay gắt đã bao trùm phần lớn Địa Trung Hải vào tháng trước và khiến các vận động viên cũng như người hâm mộ tại Olympic Paris phải vật lộn để ứng phó, sẽ không thể xảy ra nếu không có biến đổi khí hậu do hoạt động của con người.

Olympic bị tác động bởi biến đổi khí hậu
Nắng nóng gay gắt tác động mạnh đến ngành du lịch châu Âu

Mùa hè oi bức do khủng hoảng khí hậu ở châu Âu hiện đang là vấn đề khiến nhiều du khách lo lắng. Các chuyên gia cho biết, mức quan tâm của khách du lịch muốn đến các quốc gia Địa Trung Hải có khí hậu nhiệt đới đã giảm trong năm 2023 giữa các đợt nắng nóng và cháy rừng kỷ lục. Trong khi đó, các điểm đến ôn đới với khí hậu dễ chịu hơn ngày càng trở nên phổ biến.

Nắng nóng gay gắt tác động mạnh đến ngành du lịch châu Âu
Return to top