ClockChủ Nhật, 14/08/2016 11:29

Đòn trí mạng với du lịch Thái Lan

Chỉ trong vòng 24 tiếng, các tỉnh miền nam Thái Lan hứng chịu 14 vụ đánh bom làm ít nhất 4 người chết và hơn 35 người bị thương. Các vụ tấn công đều nhắm vào những địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng.

Nổ kép tại Thái Lan, 8 người thương vong

Đòn trí mạng với du lịch Thái Lan
Sau một loạt vụ đánh bom nhắm vào các địa điểm du lịch ở miền nam Thái Lan, lực lượng cảnh sát phải tăng cường ở các điểm du lịch. Trong ảnh: cảnh sát Thái tại đền Erawan, thủ đô Bangkok ngày 13/8 - Ảnh: AFP

Thông tin từ ông Anurak Amornpetchsathaporn, quan chức thuộc Bộ Sức khỏe cộng đồng Thái Lan, cho biết 4 người thiệt mạng đều là công dân Thái Lan. Trong số 35 người bị thương có 10 người nước ngoài, trong đó có người Đức, Áo, Hà Lan và Ý.

Triệt hạ ngành du lịch

Chính phủ Thái Lan ngay lập tức bác bỏ sự liên quan của khủng bố quốc tế trong các vụ đánh bom.

Phó phát ngôn viên Cảnh sát quốc gia Thái Lan Piyapan Pingmuang thông tin tại cuộc họp báo ngày 12-8: “Những vụ việc này rất khác so với các hành vi khủng bố thông thường. Chúng giống hơn với các vụ phá hoại ở địa phương nhằm vào những địa điểm và các tỉnh cụ thể”.

Dù vậy, giới quan sát cho rằng rất có thể đó chỉ là động thái nhằm trấn an người dân và du khách quốc tế để bảo vệ ngành công nghiệp không khói của Thái Lan.

Mặc dù các vụ đánh bom liên hoàn làm ít nhất 4 người thiệt mạng, nhưng có vẻ như chúng không được tiến hành với mục tiêu gây sát thương nhiều người nhất có thể. Mục đích rõ ràng hơn của những kẻ tấn công là nhằm phá hỏng ngành du lịch Thái Lan, khi chúng đều xảy ra tại những địa điểm du lịch nổi tiếng, trong đó có Phuket, 
Hua Hin.

Phó thủ tướng Thái Lan Prawit Wongsuwan cho rằng các vụ tấn công “hoàn toàn do cùng một tổ chức tiến hành”. Ông nói: “Tôi tin là như vậy. Tuy nhiên, điều tra vẫn chưa thể làm rõ kẻ nào đã thật sự gây ra việc này và nguyên nhân phía sau nó là gì”.

Đòn trí mạng với du lịch Thái Lan
Binh sĩ Thái Lan tham dự lễ kỷ niệm mừng sinh nhật thứ 84 của hoàng hậu Thái Lan Sirikit ngày 12/8 tại thủ đô Bangkok - Ảnh: Reuters

Nhiều hướng nghi vấn

Các phát ngôn viên của chính quyền quân đội Thái Lan gọi đây là những hành vi phá hoại của lực lượng trong nước.

Cụ thể hơn, họ cho rằng đó có thể là phản ứng từ đảng đối lập của cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra và những người ủng hộ bà (phe “áo đỏ”) đối với kết quả của cuộc trưng cầu ý dân ngày chủ nhật tuần trước (7-8), khi đại đa số người dân ủng hộ dự thảo hiến pháp mới của chính quyền quân đội Thái Lan.

Dự thảo hiến pháp mới của Thái Lan về lý thuyết sẽ mở đường cho bầu cử dân chủ và đấu tranh chống tham nhũng, nhưng điểm đáng chú ý lại là củng cố thêm quyền lực cho quân đội.

Tuy nhiên trên thực tế nghi ngờ này có vẻ không thỏa đáng. Mặc dù đúng là có vài nhóm vũ trang nhỏ ủng hộ phong trào “áo đỏ” vẫn thi thoảng tiến hành các vụ tấn công gây rối loạn và dẫn tới cuộc đảo chính năm 2014 của quân đội, tuy nhiên kể từ đó tới nay các nhóm này không còn gây ra hoạt động nào khác và quân đội Thái Lan vẫn liên tục giám sát chặt chẽ hoạt động của họ.

Loạt đánh bom liên hoàn có phối hợp như vừa qua ở miền nam Thái Lan, nơi mà lực lượng “áo đỏ” gần như không hoạt động, có vẻ như không mấy liên quan tới họ. Dù thế, khả năng này cũng không bị loại trừ.

Một nghi ngờ rất lớn khác về lực lượng đánh bom cũng đang được nhà chức trách Thái Lan tập trung điều tra là phong trào ly khai Mặt trận cách mạng dân tộc (Barisan Revolusi Nasional - BRN) hoạt động tại ba tỉnh cực nam nước này. Ngay cảnh sát trưởng Thái Lan Chakthip Chaijinda cũng thừa nhận có khả năng các vụ đánh bom liên quan tới lực lượng đó.

Giáo sư Zachary Abuza chuyên gia nghiên cứu về an ninh, chính trị Đông Nam Á tại Trường đại học Chiến tranh quốc gia ở Washington, cũng nêu nghi ngờ cho rằng lực lượng nổi dậy phía nam Thái Lan đã đứng sau loạt đánh bom vừa qua và theo ông, loạt tấn công đó giống với hành động của những người bất đồng quan điểm với chính quyền quân đội Thái Lan.

Bất kể lực lượng đứng sau các cuộc tấn công bom là ai, một điều chắc chắn là họ muốn gửi tới người dân Thái Lan thông điệp rằng hãy nên nghi ngờ về khả năng đảm bảo hòa bình và trật tự đất nước mà chính quyền quân đội đã hứa hẹn với họ.

Chưa có tiền lệ

Nếu phong trào ly khai Mặt trận cách mạng dân tộc (BRN) là thủ phạm, đây có thể xem là loạt tấn công đánh dấu sự trỗi dậy khác thường của BRN.

Phong trào này đã kéo dài 12 năm qua, sát hại hơn 6.000 người, tuy nhiên hiếm khi mở rộng diện tấn công ra ngoài ba tỉnh miền nam với số đông người dân theo Hồi giáo và gần như chưa bao giờ nhằm vào các điểm du lịch nổi tiếng của Thái Lan.

Chưa kể việc nhắm vào một thành phố vốn là nơi nghỉ dưỡng ưa chuộng của gia đình hoàng gia Thái Lan là Hua Hin, một thành phố biển ở vịnh Thái Lan, và đúng vào ngày nhiều người Thái đang kỷ niệm ngày sinh thứ 84 của hoàng hậu Sirikit cũng là điều rất đáng chú ý.

Làm cho kinh tế suy thoái để lật đổ chính quyền

Các vụ nổ liên tiếp xảy ra mới đây đều nhắm vào các tỉnh có ngành du lịch phát triển vào loại mạnh nhất Thái Lan. Tại các tỉnh này, phần đông dân chúng đều bỏ phiếu tán thành sửa đổi hiến pháp. Việc này khiến một bộ phận chống đối bất bình. Và có thể họ là thủ phạm đứng sau những vụ nổ vừa rồi nhằm gây hoang mang trong dân chúng, xã hội đảo lộn.

Nhắm vào các điểm đến thu hút du khách, những kẻ tấn công âm mưu phá hoại ngành du lịch, ngành đem lại thu nhập lớn của Thái Lan và cũng là nguồn thu chủ yếu của người dân địa phương. Những kẻ tấn công muốn làm cho kinh tế suy thoái để dễ lật đổ chính quyền.

Là một người dân Thái gốc Việt, tôi mong mỏi đất nước Thái Lan được yên bình, người dân sinh sống trong hòa bình để đưa đất nước tới phồn vinh, thịnh vượng, xứng danh là quốc gia chùa vàng với nụ cười tươi sáng khắp năm châu.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
Thái Lan cấm nhập khẩu phế liệu nhựa từ đầu năm 2025

Trong một nỗ lực nhằm ngăn ngừa các mối nguy hại đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, Bộ Ngoại thương Thái Lan thông báo nước này sẽ cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu phế liệu nhựa để sử dụng làm nguyên liệu thô trong các nhà máy công nghiệp kể từ ngày 1/1/2025.

Thái Lan cấm nhập khẩu phế liệu nhựa từ đầu năm 2025
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top