ClockThứ Hai, 26/11/2018 14:36

EU thông qua thoả thuận Brexit, khó khăn lớn vẫn ở phía trước

Liên minh châu Âu đã thông qua dự thảo thoả thuận Brexit và Tuyên bố chính trị về quan hệ tương lai với Vương quốc Anh. Nhưng khó khăn vẫn còn.

Triển vọng ''sáng'' cho việc dự thảo Brexit được EU nhất trí thông quaThủ tướng Anh đề cao ý nghĩa của dự thảo quan hệ tương lai với EUThoả thuận Brexit vẫn chưa thể hoàn tất sau cuộc gặp May-JunckerNgày 25/11, Châu Âu sẽ họp thượng đỉnh thông qua thỏa thuận BrexitChính phủ Anh thông qua dự thảo thoả thuận Brexit

“Thắng lợi” 

Việc lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu cùng Thủ tướng Anh thông qua dự thảo thoả thuận Brexit và Tuyên bố chính trị về quan hệ tương lai giữa EU và Vương quốc Anh hôm 25/11 tại Brussels là một sự kiện lịch sử. Việc này đánh dấu một bước đi quan trọng trong việc tiến tới kết thúc giai đoạn 1 của tiến trình Brexit, là giải quyết dứt điểm các vấn đề của việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, trước khi có thể bước vào giai đoạn 2 là bàn về tính chất của mối quan hệ kiểu mới giữa EU và Anh.

Ảnh minh hoạ: Daily Express

Tất nhiên, cần phải chờ sự phê chuẩn của Nghị viện châu Âu và Nghị viện Anh thì thoả thuận chia tay này mới có hiệu lực nhưng có thể nói, vào thời điểm này, kịch bản mà cả phía Anh lẫn châu Âu lo ngại nhất là một “Brexit hỗn loạn, không thoả thuận” đang bị đẩy lùi. 

Xét trong bối cảnh của những căng thẳng chính trị dồn dập tại cả Anh lẫn trong nội bộ EU vài năm qua, thoả thuận Brexit đạt được như hiện nay là một thắng lợi, bởi cả hai đều đã gần như kiệt sức trong các cuộc đàm phán quá mệt mỏi trong 17 tháng qua.

Dĩ nhiên là đối với mỗi bên, “thắng lợi” này được nhìn nhận theo các cách khác nhau. 

Với Liên minh châu Âu, thoả thuận Brexit này là minh chứng cho sự đoàn kết giữa 27 nước thành viên, ngay từ những thời điểm đầu tiên của cuộc đàm phán. Sự đoàn kết này là hiếm có từ trước đến nay và chính sự đoàn kết này đã giúp cho EU giành được một thoả thuận mà về cơ bản gần như đã đáp ứng được hết tất cả những yêu cầu mà EU đặt ra ngay từ đầu, từ việc bắt Anh phải chi trả một khoản tiền lớn khi rời khối, đến việc bảo vệ được quyền lợi cho hơn 3 triệu công dân đang sinh sống tại Anh và đặc biệt là bảo vệ được gần như trọn vẹn lợi ích của thành viên Cộng hoà Ireland trong vấn đề vô cùng gai góc là biên giới trên đảo Ireland. 

Vì thế, dù các lãnh đạo EU đã tìm mọi cách né tránh việc tỏ ra quá vui mừng, đây vẫn là một thắng lợi quan trọng với Liên minh châu Âu.

Trong khi đó, với phía Anh, dù khó có thể coi thoả thuận Brexit này là “thắng lợi" nếu so sánh với các đòi hỏi và quan điểm cứng rắn ban đầu của bà May, nhưng ít nhất thì việc có được thoả thuận này cũng tránh cho nước Anh điều tồi tệ nhất là ra đi trong hỗn loạn. 

Với cá nhân nữ Thủ tướng Theresa May, dù gặp nhiều chỉ trích gay gắt nhưng cách bà May xử lý tình huống trong thời gian qua cũng đã cho thấy bà là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và có đủ năng lực đưa ra các quyết định lịch sử. 

Điều này có thể tạo ra sự tự tin lớn hơn cho phía Anh trong giai đoạn đàm phán Brexit thứ hai sắp tới.

“Trận chiến” tại Westminster

Vào thời điểm tuần trước, khi chính phủ Anh thông báo đạt được dự thảo thoả thuận Brexit với EU, sự phản đối đối với văn bản này cũng như cá nhân bà Theresa May lên đến đỉnh điểm và báo chí Anh khi đó đã phân tích rằng nếu dự thảo này được đem ra bỏ phiếu ngay lúc đó tại Nghị viện Anh thì chắc chắn sẽ thất bại. 

Đến thời điểm này, nguy cơ thất bại này vẫn rất cao, nhưng đang dần bị giảm bớt. 

Chắc chắn khi dự thảo thoả thuận Brexit được trình ra bỏ phiếu vào đầu tháng 12 trước Nghị viện Anh, các thành phần sau sẽ bỏ phiếu chống: một, là Công đảng đối lập của ông Jeremy Corbyn; hai là các Nghị sĩ thuộc đảng Dân tộc Scotland (SNP); ba là một số nghị sĩ nổi loạn trong nội bộ đảng Bảo thủ cầm quyền của bà May; và cuối cùng nhiều khả năng là cả đảng Dân chủ hợp nhất Bắc Ireland – DUP, tức đảng đang tham gia liên minh với đảng Bảo thủ. 

Bài toán đặt ra với bà May là phải làm sao thuyết phục đủ số nghị sĩ ủng hộ. 

Cho đến lúc này, hoàn toàn chưa có bức tranh rõ ràng nào về việc sẽ có bao nhiêu Nghị sĩ Anh sẽ ủng hộ bà May và bao nhiêu nghị sĩ sẽ phản đối. 

Phe chống lại bà May, như thủ lĩnh Công đảng Corbyn và thủ lĩnh DUP Arlene Foster tin là bà May sẽ không có đủ số phiếu. Nhưng phe ủng hộ bà May lại cho rằng tình thế sẽ dần thay đổi. Vì thế, để đưa ra một nhận định sát nhất với thực tế, chúng ta cần nhìn vào một số dấu hiệu. 

Dấu hiệu quan trọng nhất, là bà May đã ứng phó với các sức ép nội bộ tốt hơn so với dự đoán, hay chính xác hơn là phe muốn lật đổ bà May trong đảng Bảo thủ, với các nhân vật như Jacob Rees-Mogg hay Boris Johnson, không mạnh như suy nghĩ. 

Phe này cho đến nay vẫn không tìm đủ 48 phiếu ủng hộ để có thể tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm bà May và thời gian càng trôi đi thì bà May càng có thêm cơ hội thuyết phục thêm người ủng hộ, xét trên thực tế là các phe phản đối này không đưa ra được bất cứ phương án thay thế khả dĩ nào, trong khi hậu quả của việc Brexit không thoả thuận là cực kỳ nghiêm trọng và rõ ràng. 

Đó có lẽ là lý do mà sau khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh EU vào hôm qua (25/11), đã có một số nhận định rò rỉ từ Brussels rằng “có thể thoả thuận Brexit sẽ vượt qua được cuộc bỏ phiếu tại Nghị viện Anh với số phiếu chênh lệch sít sao là khoảng 10 phiếu”. 

Về tổng thể, dù nguy cơ Nghị viện Anh chống lại thoả thuận Brexit vẫn rất cao nhưng nguy cơ xảy ra hỗn loạn trên cả chính trường lẫn trong xã hội Anh nếu Brexit diễn ra vào tháng 3/2019 tới mà không thoả thuận còn cao hơn, nên vào phút chót, có thể thoả thuận Brexit sẽ được thông qua. 

Kịch bản không muốn nghĩ đến

Cho đến lúc này, cả hai phía Anh và EU đều không muốn nhắc đến kịch bản Nghị viện Anh bác bỏ thoả thuận Brexit, thậm chí là không muốn nghĩ đến. 

Trong cuộc họp báo sau Hội nghị Thượng đỉnh EU thì bà Theresa May đã tuyên bố là bà sẽ bảo vệ thoả thuận này “bằng cả trái tim và trí óc”. Thực tế thì bà May cũng đã nhắc lại quan điểm này rất nhiều lần từ nhiều ngày qua, rằng hoặc chấp nhận thoả thuận Brexit này, hoặc sẽ không có bất cứ Brexit nào.

Điều này cho thấy, cá nhân bà May lẫn phía EU đều đang tự đưa mình đến tình huống không còn đường lùi, nhằm qua đó gây áp lực buộc các phe chống đối trong nước Anh phải lựa chọn kịch bản ít hậu quả hơn. 

Trong chiến lược này, phía EU đang tỏ ra rất kín đáo và thận trọng trong việc ủng hộ bà May, nhằm tránh nguy cơ tái diễn kịch bản đầu năm 2016 khi EU đưa ra một loạt các nhượng bộ và ủng hộ cho ông David Cameron nhằm tránh Brexit nhưng rồi sự ủng hộ đó lại phản tác dụng trong cuộc trưng cầu ý dân vào tháng 6/2016.

Tất nhiên, nếu Nghị viện Anh bác bỏ thoả thuận Brexit thì các hậu quả tiếp theo là có thể nhìn được. Nếu điều đó diễn ra, chính phủ của bà Theresa May chắc chắn sẽ sụp đổ, bà May sẽ mất chức Thủ tướng và một đội ngũ lãnh đạo mới của Anh sẽ được giao nhiệm vụ đàm phán thoả thuận khác với EU. 

Nhưng thời gian chỉ còn 4 tháng cho Brexit trên thực tế là không còn đủ để làm bất cứ điều gì, mà phía EU cũng tuyệt đối không còn động lực để bắt đầu lại từ đầu. Vì thế, tình thế hỗn loạn sẽ diễn ra. 

Phe ủng hộ trưng cầu ý dân lần 2 sẽ nổi lên mạnh mẽ và không loại trừ khi đó nước Anh sẽ buộc phải trưng cầu ý dân lại về Brexit và biến tất cả những bi kịch trong 2 năm qua thành trò hề.

Tất cả những điều này đều vô cùng bất trắc và vì thế, cả bà May lẫn phía EU có lẽ sẽ làm mọi cách để kịch bản này không diễn ra.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 22/11, tại thị trấn Phú Đa (Phú Vang), Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo- Người tàn tật vàTrẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng phối hợp Hội Người khuyết tật- Bảo trợ người khuyết tật & trẻ mồ côi Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình trao quà hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 6,với tổng trị giá gần 127 triệu đồng.

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc

Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa xã Hồng Bắc (A Lưới), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Trường tiểu học Phường Đúc (TP.Huế) tổ chức chương trình “Ấm tình mùa đông” lần thứ 9 năm 2024, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc
Người dân thôn Bha Bhar chung sức, đồng lòng nâng cao đời sống

Ngày 15/11, Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh đã đến dự và chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc cùng người dân thôn Bha Bhar (xã Hương Sơn, huyện Nam Đông) nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024).

Người dân thôn Bha Bhar chung sức, đồng lòng nâng cao đời sống
Khởi công nhà nhân ái tại xã Điền Hải

Ngày 5/11, Hội Thầy thuốc trẻ, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh phối hợp cùng Đoàn thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế, Huyện Đoàn Phong Điền tổ chức khởi công nhà nhân ái cho gia đình ông Lê Văn Nuôi (xã Điền Hải, Phong Điền).

Khởi công nhà nhân ái tại xã Điền Hải
Return to top