ClockThứ Hai, 24/09/2018 20:21

G7 nỗ lực cải thiện bất bình đẳng giới do biến đổi khí hậu

TTH - Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giới, do đó các chính phủ cần đầu tư nhiều hơn để bảo vệ phụ nữ khỏi những tác động của nó, bài viết trên trang Climate Finance nhấn mạnh.

Hội nghị G7 đồng ý chống chủ nghĩa bảo hộCanada siết chặt an ninh trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7

Biến đổi khí hậu gây ra những tác động đến tình trạng bất bình đẳng giới. Ảnh: Reuters

Các tác động đáng kể do biến đổi khí hậu là điều không còn tránh được nữa. Thế giới đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, nhất là ở những nơi thời tiết khắc nghiệt, khiến điều kiện sống của những người nghèo đói càng khó khăn hơn.

Đồng thời, bất bình đẳng giới là nguyên nhân chính dẫn đến tính dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu và các yếu tố gây stress khác. Các chuyên gia cho rằng, đầu tư vào các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu có thể thúc đẩy bình đẳng giới, giúp ổn định và tăng trưởng kinh tế, cũng như phù hợp với Hiệp định Khí hậu Paris. Theo đó, cần đánh giá, phân tích và giải quyết các mối quan hệ giới, để đảm bảo sự tham gia toàn diện của nam giới và phụ nữ, cũng như có hệ thống giám sát và đánh giá có tính đến các vai trò giới khác nhau, Climate Finance nêu rõ.

Cần hỗ trợ tài chính

Để đối mặt với những thách thức nói trên, cần có thêm nguồn tài chính bổ sung cho các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển, trong đó các nước công nghiệp phát triển G7 là nhóm các nhà tài trợ quan trọng nhất hỗ trợ cho các nước nghèo về vấn đề này.

Số liệu thống kê cho thấy, trong nhóm G7, Hoa Kỳ, Canada và Đức là các nước đầu tư nhiều nhất vào các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu cũng tìm cách thúc đẩy bình đẳng giới trong giai đoạn từ 2013-2016, với tỷ lệ tương ứng là 74%, 71% và 61%, trong khi Nhật Bản chỉ có 29% và Pháp 24%.

Dựa trên góc độ ngành, phần lớn tài chính để thích ứng với biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2013-2016 được dành cho các dự án trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh (8,5 tỷ USD), trong nông nghiệp (7,1 tỷ USD) và các dự án môi trường nói chung (6,8 tỷ USD).

Đáng chú ý, trong ba lĩnh vực nói trên, ngành nông nghiệp được xem là “nhạy cảm” về giới nhất, với 9% dành cho mục tiêu bình đẳng giới. Các nước tiếp nhận chính là Việt Nam, Ấn Độ và Ethiopia, trong đó Ấn Độ và Ethiopia có tỷ lệ các dự án hướng đến mục tiêu bình đẳng giới cao hơn nhiều.

Theo Hiệp định Paris và các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), các quốc gia G7 có nghĩa vụ cung cấp hỗ trợ tài chính cho các dự án này. Tuy nhiên, chỉ còn hơn 1 năm trước thời hạn năm 2020 cho các nước phát triển để có thể huy động 100 tỷ USD/năm nhằm giải quyết nhu cầu của các nước đang phát triển trong việc đối phó với biến đổi khí hậu.

Giới chuyên gia cho rằng, các nước G7 cần tăng cường nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới thông qua các dự án tài chính song phương và các cơ chế đa phương, để đến năm 2020 ít nhất 20% dự án thích ứng với biến đổi khí hậu chú trọng mục tiêu chính là đến bình đẳng giới.

Ngoài ra, các nước này cũng nên kiểm soát chặt chẽ hơn và có các dự án chi tiết hơn để đảm bảo rằng các mục tiêu chính là thích ứng với biến đổi khí hậu và bình đẳng giới được giải quyết cụ thể trong thực tế.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Climate Finance)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Thành công từ sự nỗ lực

Sau dịch COVID-19, chị Trần Thị Hà (sinh năm 1976, hội viên phụ nữ tổ dân phố 6, Phú Bài, TX. Hương Thủy) thất nghiệp. Cũng đã có tuổi, không việc làm, chị Hà đứng trước vô vàn khó khăn và những mối lo về gánh nặng kinh tế gia đình. Được sự động viên của người thân và sự giúp đỡ của hội liên hiệp phụ nữ các cấp, chị Hà đã mạnh dạn vay vốn để mở gia trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

Thành công từ sự nỗ lực
Return to top