ClockThứ Hai, 09/07/2018 20:51

Giải pháp thông minh ở các thành phố ASEAN giúp cải thiện chất lượng cuộc sống

TTH - Theo bài viết trên ANN ngày 9/7, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng ở Đông Nam Á dẫn đến một loạt các thách thức, từ cơ sở hạ tầng quá tải cho đến những khó khăn trong việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ cần thiết cho người dân. Tuy nhiên, một báo cáo mới từ Viện Toàn cầu McKinsey (MGI) cho thấy, công nghệ kỹ thuật số và các giải pháp thông minh có thể là câu trả lời cho các vấn đề đang ngày càng tăng của khu vực.

26 thành phố sẽ thí điểm Mạng lưới các thành phố thông minh ASEANMạng lưới đô thị thông minh ASEAN sẽ bao gồm 3 thành phố của Việt NamASEAN bàn kế hoạch xây dựng mạng lưới các thành phố thông minh

Tp. Hồ Chí Minh - một trong mạng lưới các thành phố thông minh ở Đông Nam Á. Ảnh: Pins

Theo báo cáo, các thành phố thông minh của Đông Nam Á có thể mang lại một loạt các lợi ích ấn tượng, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống đô thị từ 10%-30%. Ví dụ, đèn giao thông thông minh và ứng dụng phản ứng khẩn cấp có thể làm giảm số tử vong bất thường lên tới 5.000 người/năm do tai nạn giao thông, hỏa hoạn hoặc giết người.

Thành phố thông minh cũng có thể cho phép người dân tiết kiệm tới 16 tỷ USD chi phí sinh hoạt mỗi năm. Đơn cử như các cảm biến theo dõi việc sử dụng điện có thể giúp người dân giảm tiền chi trả các hoá đơn vì năng lượng có thể được lưu trữ hiệu quả hơn.

Trong bối cảnh các thành phố cần phải nhanh chóng hành động để giải quyết những căng thẳng về môi trường đang ngày càng tăng và chống lại sự biến đổi khí hậu, MGI cho rằng, các giải pháp thông minh, như sử dụng vật liệu xây dựng xanh hơn, có thể loại bỏ tới 270.000 kg khí thải nhà kính/năm.

Công dân ở các thành phố này cũng có thể kỳ vọng có nhiều cơ hội việc làm hơn, khi môi trường tuyển dụng và sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn có thể giúp tạo thêm gần 1,5 triệu việc làm, tương đương 20%-30% lực lượng lao động ở Jakarta, Bangkok và Manila.

Đáng lưu ý, báo cáo nhận mạnh rằng, vì các thành phố ASEAN có  xuất phát điểm và ưu tiên khác nhau, do đó chúng cần được định hình và triển khai các giải pháp thông minh phù hợp. Được biết, 7 thành phố Đông Nam Á đang đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa bao gồm: Jakarta, Manila, Yangon, Thành phố Hồ Chí Minh, Bangkok, Kuala Lumpur và Singapore.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ ANN & Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12: Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu

Trong bối cảnh dân số thế giới di chuyển không ngừng và nhanh chóng đến các thành phố, giải pháp để đảm bảo môi trường đô thị bền vững và an toàn cho người dân sẽ là một trong những nội dung được tập trung giải quyết tại Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12. Sự kiện đang được tổ chức từ ngày 4 - 8/11 tại Thủ đô Cairo, Ai Cập.

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12 Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Các mẫu tranh gỗ chất lượng tại gỗ đỉnh

Tranh gỗ là dòng tranh đang được rất nhiều người săn đón. Với nhiều ưu điểm vượt trội đặc là phù hợp với đa dạng phong cách trang trí nội thất nên loại tranh này luôn được đông đảo người dùng cho vào danh sách những món nội thất cần có cho gia đình mình. Nếu như bạn đang tìm kiếm các thông tin liên quan đến dòng tranh gỗ này thì hãy đừng bỏ qua thông tin từ nội thất Gỗ Đỉnh nhé!

Các mẫu tranh gỗ chất lượng tại gỗ đỉnh
Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

Thành phố Huế hiện có khá nhiều trường mầm non ngoài công lập và cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) độc lập. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các cơ sở GDMN ngoài công lập, UBND TP. Huế triển khai nhiều giải pháp góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh cũng như thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập
Return to top