ClockThứ Tư, 07/06/2017 06:44

Giảm viện trợ cho giáo dục, đe doạ các mục tiêu toàn cầu

TTH.VN - Trong bối cảnh phân bổ viện trợ cho giáo dục giảm năm thứ 6 liên tiếp, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp quốc (UNESCO) kêu gọi cộng đồng các nhà tài trợ tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực quan trọng này, nhất là ở những nước có nhu cầu lớn nhất.

Trẻ em ở trường Bahadoub 2 ở Timbuktu, Mali. Ảnh: UNICEF. 

Theo Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu của UNESCO, tổng số viện trợ cho giáo dục hiện dừng ở mức 12 tỷ USD - thấp hơn 4% so với năm 2010.

Bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO, cảnh báo: "Viện trợ vẫn chưa đủ để đạt được Mục tiêu Bền vững đang phát triển số 4, đẩy những cam kết của chúng ta vào tình trạng bị đe doạ".

Dựa trên dữ liệu mới được công bố của Ủy ban Hỗ trợ Phát triển của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nghiên cứu cho thấy trợ cấp cho giáo dục cơ bản, như hỗ trợ giáo dục mầm non và tiểu học, cũng như các chương trình giáo dục và học vấn dành cho người lớn - chỉ đạt mức 5,2 tỷ USD, thấp hơn 6% so với năm 2010.

Nghiên cứu cũng lưu ý rằng, trong khi viện trợ nhân đạo đạt mức "cao lịch sử" - tăng gần 55% từ năm 2015 đến năm 2016 - giáo dục chỉ nhận được 2,7% tổng số viện trợ và chưa tới một nửa (48 phần trăm) số tiền cần thiết.

Về đóng góp của các quốc gia, Mỹ và Vương quốc Anh là hai nhà tài trợ lớn nhất cho giáo dục cơ bản, nhưng mức phân bổ của 2 nước đã giảm tương ứng 11% và 9% trong năm giai đoạn 2014-2015. Ngược lại, đóng góp của Na Uy và Đức tăng lần lượt 50% và 34%.

Báo cáo chính sách của UNESCO cho thấy, viện trợ cho giáo dục đang bị đình trệ và không đến được những quốc gia có nhu cầu nhất, đồng thời cũng bày tỏ lo ngại về sự phân bổ sai lệch của các nhà tài trợ dẫn đến viện trợ không tới được những nơi cần thiết nhất.

Châu Phi vùng hạ Sahara, nơi có hơn 50% số trẻ em không đi học trên thế giới hiện đang nhận được chưa tới một nửa viện trợ cho giáo dục cơ bản mà nó từng sử dụng trong năm 2002 và chỉ có 26% tổng số viện trợ cho giáo dục cơ bản trên toàn cầu. Điều này tương phản với 22% viện trợ phân bổ cho vùng Bắc Phi và khu vực Tây Á, nơi chỉ có 9% trẻ em thất học.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

Thành phố Huế hiện có khá nhiều trường mầm non ngoài công lập và cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) độc lập. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các cơ sở GDMN ngoài công lập, UBND TP. Huế triển khai nhiều giải pháp góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh cũng như thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập
Return to top