ClockThứ Năm, 07/03/2019 18:22

Giáo dục vẫn là “giấc mơ xa vời” đối với nhiều người tị nạn và di cư

TTH - Theo nhận định của LHQ, trẻ em tị nạn và di cư càng lớn tuổi, càng có ít khả năng được hưởng một nền giáo dục chất lượng. Số liệu thực tế cho thấy, chưa đến 1/4 số người tị nạn trên thế giới được học cấp hai, và chỉ 1/100 được tiếp cận với giáo dục đại học. Ngay cả đối với những người di cư định cư ở các nước giàu có, phát triển, thì việc học đại học là một cuộc đấu tranh khó khăn.

Dòng người di cư đến châu Âu tiếp tục giảm trong năm 2018Năm thống khổ nhất lịch sử loài người

Các trẻ tị nạn trong một lớp học ở trại tạm trú tại Ethiopia. Ảnh: UN

Đối với nhiều người di cư trẻ tuổi ở Anh, ngay cả những người có quyền hợp pháp được sinh sống ở một đất nước mới, ý tưởng đi học đại học gần như vẫn là một giấc mơ bất khả thi khi họ không chỉ phải trả mức học phí dành cho sinh viên nước ngoài – cao khoảng gấp đôi so với của sinh viên trong nước, mà cho đến gần đây, họ vẫn bị từ chối tiếp cận các khoản vay dành cho sinh viên.

Di cư đã trở thành một trong những chủ đề chính của các bài diễn thuyết chính trị và truyền thông ở Anh và các nước châu Âu khác trong những năm gần đây, trong bối cảnh 92% người tị nạn trẻ tuổi vẫn đang sinh sống ở các nước đang phát triển. Các nước này có nguồn lực ít ỏi để đảm bảo cho những người tị nạn này có được một nền giáo dục đầy đủ và cần được hỗ trợ để có thể đưa trẻ em tị nạn vào hệ thống trường học của mình.

Theo ước tính của Cơ quan tị nạn LHQ (UNHCR), số trẻ tị nạn không được đi học đã tăng khoảng 500.000 người chỉ trong 12 tháng từ năm 2017 đến 2018, và dự kiến ​​sẽ có thêm hàng trăm nghìn trẻ tị nạn khác phải gành chịu tổn thất này, trừ khi được đầu tư khẩn cấp.

Đây là lý do tại sao Quỹ “Giáo dục Không Chờ đợi”, quỹ toàn cầu đầu tiên dành cho giáo dục trong trường hợp khẩn cấp và khủng hoảng kéo dài, được thành lập vào năm 2016. Được tổ chức bởi Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), quỹ này tập hợp các đối tác công cộng và tư nhân để huy động nguồn tài chính cần thiết nhằm triển khai các chương trình tức thời và bền vững, phù hợp với nhu cầu giáo dục của những trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột.

Các khoản đầu tư của quỹ đã chi trả cho việc xây dựng 3 trường trung học mới, 84 phòng học ở 4 trường tiểu học và trang bị nội thất lớp học, đồng thời hỗ trợ đào tạo giáo viên, cung cấp các tài liệu giảng dạy và học tập. Khoản tài trợ này kỳ vọng sẽ giúp khoảng 12.000 trẻ em được hưởng lợi khi chất lượng giáo dục được cải thiện.

Tố Quyên

(Lược dịch UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Học bằng... trải nghiệm

Nhiều năm nay, Trường mầm non Vĩnh Ninh là một điểm sáng giáo dục của thành phố Huế, với các hoạt động trải nghiệm được nhà trường đặc biệt coi trọng.

Học bằng  trải nghiệm

TIN MỚI

Return to top