ClockThứ Hai, 01/07/2019 16:21

Hàn Quốc: Xuất khẩu giảm 13,5% trong tháng 6 do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

TTH.VN - Xuất khẩu của Hàn Quốc đã giảm 13,5% trong tháng 6 so với một năm trước đó, kéo dài đợt suy giảm sang tháng thứ bảy liên tiếp, chủ yếu do tác động từ căng thẳng thương mại kéo dài giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới Mỹ và Trung Quốc, hãng thông tấn Yonhap trích dẫn dữ liệu cho biết sáng nay (1/7).

Tranh chấp thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng tới Hàn QuốcHàn Quốc bổ sung gần 5,9 tỷ USD chống ô nhiễm, hỗ trợ xuất khẩuXuất khẩu của Hàn Quốc giảm mạnh so với các nước khác trong OECD

Xuất khẩu của Hàn Quốc tiếp tục giảm táng thứ 7 liên tiếp. Ảnh: Yonhap News

Theo số liệu được tổng hợp từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, các chuyến hàng xuất đi nước ngoài của quốc gia này đạt 44,18 tỷ USD trong tháng 6, giảm so với mức 51 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Đây là đợt suy giảm lượng hàng xuất khẩu hàng tháng dài nhất kể từ đợt giảm kéo dài kỷ lục 19 tháng diễn ra từ tháng 1/2015 đến tháng 7/2016.

Bộ Thương mại cũng cho biết nhập khẩu đã giảm 11,1% trong tháng trước xuống còn 40 tỷ USD. Theo đó, thặng dư thương mại của nước này đạt 4,18 tỷ USD trong tháng 6, đánh dấu 89 tháng liên tiếp lượng hàng xuất khẩu vượt quá nhập khẩu.

Nhìn chung, trong nửa đầu năm 2019, xuất khẩu của Hàn Quốc giảm 8,5% so với cùng kỳ, đạt 271,5 tỷ USD và nhập khẩu giảm 5,1% xuống còn 252 tỷ USD. Thặng dư thương mại trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 đạt 19,5 tỷ USD, Yonhap chỉ rõ.

Bộ Thương mại Hàn Quốc cho rằng sự sụt giảm này là do tranh chấp thương mại kéo dài giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ - hai đối tác thương mại hàng đầu của đất nước.

Cũng trong hôm nay (1/7), các quan chức cấp cao Hàn Quốc đã có cuộc họp để thảo luận về cách đối phó với các hạn chế xuất khẩu từ Nhật Bản.

Theo phân khúc, xuất khẩu tổng thể hàng tháng của Hàn Quốc bị suy giảm chủ yếu là do chất bán dẫn – mặt hàng xuất khẩu chính của đất nước, với mức giảm đến 25,5% trong tháng 6 xuống còn 8,31 tỷ USD. Sự sụt giảm này là do giá chip giảm, cùng với nhu cầu về điện thoại thông minh yếu hơn trên toàn cầu, Bộ cho biết.

Xuất khẩu sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, đã giảm 24,1% trong tháng 6 so với một năm trước đó, đánh dấu mức iamr lớn nhất trong năm kể từ mức giảm 25,6% hồi tháng 5/2009. Trong khi đó, các chuyến hàng xuất khẩu đến Hoa Kỳ cũng giảm 2,5% do nhu cầu chậm chạp đối với chip và thiết bị di động. Lượng hàng đến Liên minh châu Âu cũng giảm 3,1% trong cùng thời điểm do nền kinh tế trì trệ của Đức, đối tác thương mại lớn nhất châu Âu của Hàn Quốc.

Trong bối cảnh đó, chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực để đối phó với tình trạng xuất khẩu chậm lại vì những bất ổn trên thị trường toàn cầu được dự đoán sẽ còn tiếp tục kéo dài trong nửa cuối năm 2019.

Các biện pháp này bao gồm phân bổ các khoản vay và chương trình bảo hiểm trị giá 119 nghìn tỷ won (102 tỷ USD) cho các nhà xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm.

"Những bất ổn bên ngoài đang gia tăng và các tổ chức lớn đang điều chỉnh lại triển vọng. Mặc dù xuất khẩu trong nửa cuối năm sẽ được cải thiện so với nửa đầu năm, nhưng các chuyến hàng đi nước ngoài có thể sẽ yếu hơn so với dự đoán trước đó", một quan chức cấp cao của chính phủ Hàn Quốc dự đoán.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

TIN MỚI

Return to top