ClockThứ Tư, 08/11/2017 14:28

Hoa Kỳ: 40% bác sĩ, y tá đi làm khi bị cúm

TTH.VN - Khi mùa cúm đang bước vào thời kỳ cao điểm, một báo cáo nghiên cứu vừa tiết lộ những thói quen không lành mạnh của những người được ủy thác trọng trách giữ gìn sức khỏe cho người Mỹ.

Theo cuộc khảo sát với sự tham gia của gần 2.000 chuyên gia chăm sóc sức khoẻ, trên 40% người từng làm việc trong khi bị bệnh. Họ thú nhận có lúc đã bị cúm khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Có đến 40% y bác sĩ từng tiếp xúc bệnh nhân khi họ đang bị cúm. Ảnh: shutterstock

"Các số liệu thống kê quả là đáng báo động. Có ít nhất một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những bệnh nhân tiếp xúc với nhân viên chăm sóc sức khoẻ bị bệnh có nguy cơ mắc bệnh trong lúc chăm sóc y tế cao hơn gấp năm lần", tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Sophia Chiu, cho biết. "Chúng tôi khuyên tất cả các cơ sở y tế phải có biện pháp để hỗ trợ và khuyến khích nhân viên của họ không làm việc trong khi đang mắc bệnh", Viện nghiên cứu Quốc gia về An toàn Lao động và Chăm sóc Sức khoẻ, trực thuộc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) nói thêm.

Trong số hơn 1.900 bác sĩ, y tá, dược sĩ và phụ tá được hỏi ý kiến, 414 thú nhận đã làm việc trong khi đang có các triệu chứng cúm. 44% trong số đó cho biết mỗi người đã có ít nhất là 3 ngày làm việc khi bản thân đang mắc phải các bệnh giống cúm (ILI).

Một báo cáo được tiến hành trong mùa cúm 2014-2015 cho thấy các dược sĩ là những người có khả năng làm việc trong khi bị cúm cao nhất. 67% các dược sĩ được hỏi cho biết họ đã đi làm trong khi có các bệnh giống cúm. Những người có ít khả năng đi làm trong khi bị bệnh nhất là y tá. Chỉ dưới 38% nói rằng họ đã đến chỗ làm việc trong khi bị bệnh.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Kiểm soát Nhiễm trùng Hoa Kỳ này cho biết thêm lý do chính mà nhân viên chăm sóc sức khoẻ không khai báo tình trạng mắc bệnh của mình bao gồm một số lý do như không cảm thấy “quá mệt” để nghỉ ở nhà, áp lực phải đi làm để hỗ trợ đồng nghiệp, và không thể để tìm một người nào khác để thay ca cho mình.

CDC khuyến cáo rằng bất cứ ai mắc bệnh cúm cũng phải đợi 24 giờ kể từ khi hết sốt trước khi trở lại làm việc. Theo thống kê của CDC, dịch cúm năm nay dự kiến sẽ tăng lên vào tháng 12 trước khi đạt đỉnh điểm vào tháng 2 năm 2018.

Thế Vĩnh (lược dịch từ CBS Las Vegas)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Phát huy thế mạnh nhân viên thu

Được mệnh danh là “cánh tay nối dài” của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), đội ngũ nhân viên thu là những người góp phần quan trọng trong việc đưa các chính sách bảo hiểm đến gần hơn với người dân, góp sức đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Phát huy thế mạnh nhân viên thu
Đào tạo hồi sức sơ sinh cho cán bộ y tế

Từ ngày 4 đến ngày 7/11, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Newborn Việt Nam, Hội đồng Hồi sức châu Âu tổ chức hai lớp đào tạo liên tục dành cho các bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng đến từ các đơn vị y tế trong, ngoài tỉnh.

Đào tạo hồi sức sơ sinh cho cán bộ y tế

TIN MỚI

Return to top