ClockThứ Tư, 07/09/2016 18:32

IMF: Thế giới cần tăng trưởng nhiều hơn để vượt qua thử thách

TTH - Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2016 (ABIS), được tổ chức bên lề Hội nghị Cấp cao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại thủ đô Vientiane (Lào) hôm 7/9, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde khẳng định, thế giới cần tăng cường hoạt động thương mại và xây dựng cơ sở hạ tầng chung để khắc phục những thách thức mà các nước trong khu vực, cũng như trên thế giới đang phải đối mặt.

Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde phát biểu tại thủ đô Vientiane, Lào ngày 7/9. Ảnh: Nikkei

Bà Christine Lagarde lưu ý rằng, năm 2016 sẽ tiếp tục là một năm đáng thất vọng đối với nền kinh tế toàn cầu, bởi mức tăng trưởng trong thời gian sắp tới sẽ thấp hơn mức trung bình trước cuộc khủng hoảng tài chính là 3,7%. Chính vì thế, “thế giới cần tăng trưởng nhiều hơn”, Tổng giám đốc IMF nhấn mạnh.

Trong đó, thương mại là một phần quan trọng của giải pháp cho các vấn đề trên thế giới. “Thương mại là công cụ quan trọng của tăng trưởng kinh tế”, bà Christine Lagarde nhận định.

Ngoài ra, Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde cũng cho rằng, các nước thành viên ASEAN cần cố gắng bảo tồn nền văn hóa của riêng từng nước. “Mỗi thành viên đều có những món ăn riêng, âm nhạc và truyền thống của mình. Vì vậy, văn hóa không được bão hòa”.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Nikkei)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top