ClockThứ Sáu, 03/02/2017 06:43

Indonesia, Australia hợp tác ngăn chặn các nguồn tài trợ khủng bố

TTH.VN - Indonesia và Australia vừa đạt được thỏa thuận chống lại các nhóm khủng bố bằng cách ngăn chặn các nguồn tài chính của chúng, trong bối cảnh cả hai nước đều đang lo ngại rằng những kẻ ủng hộ IS có thể đang lên kế hoạch cho các vụ tấn công khủng bố mới.

IS đang bành trướng ở IndonesiaIndonesia chủ trì kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 85​Indonesia đối mặt với vấn nạn “sói cô đơn”Indonesia sửa đổi luật nhằm tăng cường chống khủng bốAustralia, Indonesia đẩy mạnh hợp tác chống khủng bốAustralia cảnh báo nguy cơ khủng bố “cấp cao” ở Indonesia

Cánh sát Indonesia trong một cuộc khám xét nhà nghi phạm khủng bố ở Jakarta. Ảnh: AFP.

Trong một cuộc họp hôm qua (2/2) tại thủ đô Jakarta của Indonesia, quan chức cấp cao 2 nước tuyên bố sẽ ngăn chặn dòng tiền được sử dụng để tài trợ cho các cuộc tấn công khủng bố và ký kết một thỏa thuận liên quan đến vấn đề đó.

"Chúng tôi biết rằng một trong những cách hiệu quả nhất để chống lại sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố là tấn công các nguồn tài trợ và sự dịch chuyển của dòng tiền", Tổng chưởng lý George Brandis của Australia nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng An ninh Indonesia Wiranto.

Bộ trưởng Wiranto cho biết cuộc thảo luận giữa quan chức hai nước tập trung vào việc "làm thế nào để chúng ta có thể chặn đứng các nguồn tài trợ" cho bọn khủng bố.

Cả hai quốc gia láng giềng này đều bị ảnh hưởng bởi một loạt các vụ tấn công khủng bố. Hai nước cũng đã đập tan một số kế hoạch tấn công lấy cảm hứng từ các nhóm IS, chủ yếu hoạt động ở Iraq và Syria.

 

Cảnh sát Indonesia hộ tống các nghi phạm khủng bố đến tòa án ở Jakarta trong năm 2016. Ảnh: AFP

Một số chiến binh IS, nhất là những kẻ đến từ Indonesia, được nghi là đã gửi tiền về quê nhà để tài trợ cho các hoạt động khủng bố.

Trong khi đó, cũng có những dấu hiệu cho thấy nguồn tiền để tài trợ cho các hoạt động khủng bố lưu chuyển giữa Indonesia và Australia. Năm 2015, cơ quan tình báo tài chính của Indonesia cho biết họ nghi ngờ có khoảng 450.000 USD liên quan đến khủng bố đã được chuyển giao giữa hai nước.

Tháng trước, cảnh sát Indonesia đã bắt giữ 17 công dân nước này khi trở về từ Syria do tình nghi chúng là thành viên của IS và có tham gia vào các hoạt động khủng bố.

Thỏa thuận của cơ quan tình báo 2 nước là sự hợp tác 7 năm, trong đó bao gồm việc Australia gửi các chuyên gia công nghệ thông tin đến giúp phía Indonesia và tổ chức hội thảo về tài chính chống khủng bố.

Tố Quyên (Lược dịch từ AFP & PressTV)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Return to top