ClockThứ Hai, 27/08/2018 06:50

Khủng hoảng người tị nạn Rohingya: Vẫn còn nhiều thách thức

TTH.VN - Theo các quan chức Liên Hiệp quốc (LHQ), nhiều nỗ lực ý nghĩa đã được thực hiện để bảo vệ hàng trăm ngàn người tị nạn Rohingya ở Bangladesh trong 1 năm qua kể từ khi họ trốn chạy khỏi tình trạng bạo lực tại Myanmar, nhưng cuộc sống của họ "một lần nữa sẽ bị đe doạ" nếu các nguồn tài trợ không sớm được đảm bảo.

Myanmar và Bangladesh đạt thỏa thuận hồi hương cho người Hồi giáo RohingyaKhoảng 604.000 người tị nạn Rohingya đến Bangladesh từ cuối tháng 8Cần 434 triệu USD cứu trợ cho người tị nạn Rohingya trong 6 tháng tớiKhủng hoảng tị nạn, Myanmar nhờ ASEANUNICEF: 240.000 trẻ em Rohingya đang trong tình trạng nguy hiểm

Một năm sau khi trốn chạy khỏi Myanmar, nhiều người Rohingya vẫn phải sinh sống tạm bợ ở vịnh Cox's Bazar. Ảnh: UNHCR

Tiến sĩ Peter Salama, Phó Tổng giám đốc của WHO phụ trách Ủy ban Chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp cho biết, tính đến nay, "hàng ngàn mạng sống" đã được cứu vớt, nhờ những nỗ lực chung của Chính phủ Bangladesh, WHO và các đối tác.

Nhiều đợt bùng phát dịch bệnh chết người cũng đã được kiểm soát ở khu vực vịnh Cox's Bazar mặc dù "tất cả các điều kiện đều sẵn sàng cho một đại dịch lớn", ông nói, lưu ý rằng dịch sởi, bạch hầu, bại liệt, dịch tả và rubella đã được ngăn chặn nhờ các chiến dịch tiêm phòng với khoảng 4 triệu liều vaccine.

"Cần phải duy trì cảnh giác để cảnh báo sớm các bệnh truyền nhiễm", Tiến sĩ Salama nhấn mạnh. "Đó vẫn là một rủi ro lớn do tình trạng môi trường và điều kiện vệ sinh kém, cộng với sự đông đúc quá mức và cách sinh sống của những con người nơi đây".

Đồng quan điểm với Tiến sĩ Salama, phát ngôn viên Joel Millman của cơ quan di trú LHQ (IOM) cũng lên tiếng kêu gọi sự hỗ trợ quy mô lớn giành cho những người tị nạn Rohingya ở Bangladesh.

Các báo cáo của WHO cho thấy, nhiều người trong số họ bị bạo hành giới “trước hoặc trong suốt hành trình” từ Myanmar, và chỉ 1/5 trong số các phụ nữ tị nạn Rohingya được sinh con ở một cơ sở y tế phù hợp.

Cao uỷ LHQ về người tị nạn (UNHCR) cũng nhấn mạnh lợi kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy mạnh việc hỗ trợ cho người Rohingya – những người không quốc tịch và không thể trở về Myanmar, bất chấp việc LHQ đã ký Bản ghi nhớ chính thức với Chính phủ Myanmar vào tháng 6 vừa qua nhằm giúp thiết lập các điều kiện thuận lợi cho việc hồi hương an toàn và nghiêm túc của người Rohingya.

Theo OCHA, Văn phòng LHQ về điều phối các vấn đề nhân đạo, cộng đồng người Hồi giáo chủ yếu là người Rohingya ở lại bang Rakhine cần có sự hỗ trợ khẩn cấp, với nhiều trường hợp mang tính sống còn.

Được biết, hiện có khoảng 660.000 người đang cần sự giúp đỡ ở bang Rakhine, trong đó có hơn 176.000 người ở Bắc Rakhine, người phát ngôn của OCHA Jens Laerke cho hay. “Chúng tôi sẵn sàng đến đó ngay khi được phép tiếp cận”, ông nói thêm, “Hầu hết các tổ chức nhân đạo đã làm việc ở bang Bắc Rakhine trong nhiều năm vẫn chưa thể tiếp tục các chương trình và dịch vụ hỗ trợ cho những dân cư dễ bị tổn thương này”.

Cho đến nay, chỉ mới 30% trong tổng ngân sách kêu gọi để giúp đỡ cho người Rohingya trong năm 2018 (950 triệu USD) được đáp ứng.

Bảo Nghi (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Cùng ngăn chặn bạo lực gia đình

Bên cạnh những gia đình luôn tôn trọng, lưu giữ giá trị tốt đẹp từ lễ nghi cho đến các mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, sự hiếu thảo của con cái đối với ông bà, cha mẹ thì đâu đó tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra. Đó được xem như là vấn nạn nghiêm trọng.

Cùng ngăn chặn bạo lực gia đình
Return to top