ClockThứ Tư, 06/03/2019 14:29

Kinh tế Anh chững lại vì Brexit

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, hiện đóng góp 80% vào tăng trưởng kinh tế Anh, bắt đầu trì hoãn việc tuyển nhân viên khi nhu cầu giảm, cộng thêm những mối quan ngại về triển vọng kinh tế vào thời điểm Brexit đang đến rất gần.

Trì hoãn Brexit có thể là biện pháp tốt cho Anh và EUHạ viện Anh ủng hộ việc tạm hoãn thời điểm thực thi BrexitPháp thận trọng về khả năng Anh trì hoãn thời điểm rời EUChủ tịch EC và Thủ tướng Anh có cuộc gặp 'mang tính xây dựng'

Cờ Anh (phía trước) và cờ EU (phía sau) tại thủ đô London, Anh. Ảnh: THX/ TTXVN 

Các khảo sát kinh tế vừa công bố cho thấy kinh tế Anh trong tháng Hai vừa qua chững lại, do những bất ổn gia tăng liên quan đến việc nước Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, khiến cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ cắt giảm nhân viên ở mức mạnh nhất trong hơn bảy năm qua, trong khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. 

Tình hình này diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. 

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, hiện đóng góp 80% vào tăng trưởng kinh tế Anh, bắt đầu trì hoãn việc tuyển nhân viên khi nhu cầu giảm, cộng thêm những mối quan ngại về triển vọng kinh tế vào thời điểm Brexit đang đến rất gần.

Trước những sức ép trong nội bộ đảng Bảo thủ, Thủ Thủ tướng Theresa May sẽ phải tìm cách thương thảo với các nhà lãnh đạo EU về thỏa thuận Brexit, cũng như không loại trừ khả năng hoãn thời điểm Brexit cho tới tháng Sáu tới. 

Những bất ổn trên chính trường Anh và khả năng thỏa thuận Brexit của Thủ tướng May khó lòng vượt qua vòng bỏ phiếu tại Hạ viện Anh đã tác động tiêu cực tới lòng tin của các doanh nghiệp, gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm, kế hoạch tuyển nhân, cũng như các quyết định đầu tư của các doanh nghiệp.

Công ty cung cấp số liệu toàn cầu IHS Markit và viện cung ứng Chartered Institute of Procurement and Supply của nước Anh cho hay trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, bao gồm các công ty tài chính, khách sạn, nhà hàng và cửa hiệu, tỏ ra do dự trong các quyết định đầu tư.

Kết quả khảo sát khoảng 650 công ty dịch vụ tại Anh, niềm tin của các doanh nghiệp trong năm tới đã giảm xuống mức thấp chưa từng có. 

Theo IHS Markit, chỉ số quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực dịch vụ trong tháng Hai vừa qua ở mức 51,3 điểm, hồi phục so với mức thấp nhất trong hai năm rưỡi qua là 50,1 trong tháng trước đó.

Mặc dù lĩnh vực dịch vụ có sự cải thiện, song giới phân tích cảnh báo lĩnh vực này đang trải qua quý tăng trưởng yếu kém nhất kể từ năm 2012.

Nhà kinh tế Howard Archer thuộc EY Item Club cho rằng với đà này, tăng trưởng kinh tế "xứ sở sương mù" trong quý I/2019 có lẽ sẽ thấp hơn mức dự báo 0,2% mà ông đã đưa ra. 

Giới phân tích cũng cho rằng so với quý IV/2018, kinh tế Anh có lẽ sẽ chỉ tăng trưởng 0,1% trong quý đầu năm 2019. Trong khi đó, số đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã giảm trong sáu tháng liên tiếp. 

Số liệu công bố ngày 5/3 cho hay người tiêu dùng Anh tiếp tục thắt chặt chi tiêu trong tháng 2/2019 và tập trung vào thực phẩm thay vì mua sắm các mặt hàng không thiết yếu. 

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế

Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là một trong những nội dung quan trọng của dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã và đang triển khai.

Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế
Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Return to top