ClockThứ Năm, 24/01/2019 15:02

Lãnh đạo thế giới kêu gọi quy tắc toàn cầu về công nghệ

TTH.VN - Các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Nam Phi, Trung Quốc và Đức vừa đưa ra một loạt những lời kêu gọi về sự giám sát toàn cầu của ngành công nghệ, một tín hiệu rõ ràng về sự quan tâm quốc tế ngày càng tăng trong việc nắm bắt sự giám sát pháp lý lớn hơn đối với ngành công nghiệp này.

Những trông đợi ở DavosDiễn đàn Kinh tế mới: Đổi mới sáng tạo của châu Á để thay đổi các nền kinh tếILO: Cần tập trung nhiều hơn vào người lao động khi vai trò của robot tăngCES 2019 mở ra cái nhìn về tương lai 5G, AI

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP

Cụ thể, tờ Straits Times ngày 24/1 dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, Nhật Bản sẽ sử dụng quyền Chủ tịch của Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20) trong năm nay để thúc đẩy một hệ thống quốc tế mới, nhằm giám sát cách dữ liệu được sử dụng.

Theo đó, quản trị dữ liệu sẽ là chủ đề khi các Tổng thống và Thủ tướng của G20 nhóm họp trong hội nghị thượng đỉnh thường niên của mình vào tháng 6 tới tại thành phố Osaka, Nhật Bản.

"Tôi muốn Osaka G20 được nhớ đến như một hội nghị thượng đỉnh khởi xướng vấn đề quản trị dữ liệu trên toàn thế giới", ông Abe nói trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ.

Tiếp đó, đề xuất của ông Abe cũng được lặp lại trong các bài phát biểu của những nhà lãnh đạo thế giới khác tại diễn đàn.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa lưu ý, sự giám sát lớn hơn của lĩnh vực công nghệ cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Phi (AU) khi họ nhóm họp vào đầu tháng tới tại thủ đô Addis Ababa, Ethiopia.

"Khi nhắc đến công nghệ, tôi sẽ ủng hộ một cơ quan bao trùm đặt ra các tiêu chuẩn cho toàn bộ mọi thứ", ông Ramaphosa nói trong một cuộc phỏng vấn, đặc biệt đề cập đến an ninh mạng như một vấn đề ưu tiên.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn cũng nhấn mạnh nhu cầu của sự phối hợp quốc tế nhiều hơn trong việc giám sát lĩnh vực công nghệ.

Ngoài ra, trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi một "thị trường kỹ thuật số chung" tại Liên minh châu Âu (EU). Bà Merkel cho rằng, sự giám sát quốc tế về sử dụng dữ liệu là cần thiết.

Sự mở rộng nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số trong cuộc sống hàng ngày và những tác động đến tương lai của việc làm, cũng như bảo mật dữ liệu sẽ đòi hỏi nhiều sự hợp tác quốc tế hơn, Thủ tướng Đức nói thêm. 

Lê Thảo (Lược dịch từ Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản
Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi

Công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi giúp nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất, giảm chi phí nhân công và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi

TIN MỚI

Return to top