ClockThứ Sáu, 05/08/2016 14:35

LHQ: 60.000 người phải chạy trốn bạo lực ở Nam Sudan

TTH.VN - Khoảng 60.000 người buộc phải rời khỏi thủ đô Juba để chạy trốn tình trạng bạo lực đang diễn ra gần đây tại Nam Sudan, nâng tổng số người tị nạn Sudan Nam ở các nước láng giềng tính từ tháng 12/2013 đến nay lên gần 900.000 người, cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc cho biết.

Người di cư từ Nam Sudan kéo đến Elegu, phía bắc Uganda . Ảnh: UNHCR

Dòng người tị nạn từ Nam Sudan đổ vào Uganda đã tăng gấp đôi trong 10 ngày qua, nâng tổng số lên hơn 52.000 người kể từ khi bạo lực leo thang từ 3 tuần trước. Kenya cũng ghi nhận sự xuất hiện của 1.000 người tị nạn trong cùng thời điểm, theo Văn phòng Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR).

"Những người tị nạn mang theo thông tin đáng lo ngại rằng, các nhóm vũ trang hoạt động trên những con đường đến Uganda đang ngăn chặn người dân từ Nam Sudan chạy trốn," bà Melissa Fleming, phát ngôn viên của UNHCR nói với các phóng viên tại Geneva.

Cuộc giao tranh gần đây giữa các lực lượng đối địch - Quân đội Giải phóng Nhân dân Sudan (SPLA) trung thành với Tổng thống Salva Kiir và SPLA ở phe đối lập ủng hộ Phó Tổng thống Riek Machar – đã nổ ra ở trong và xung quanh thủ đô Juba, vào ngày 7/7 vừa qua.

Những người mới đến từ Yei nói rằng họ nhận được thư cảnh báo nên di tản khỏi thành phố trong dự đoán các cuộc xung đột giữa phiến quân và các lực lượng chính phủ sẽ còn tiếp tục diễn ra. Nhiều người tị nạn cũng cho biết, các nhóm vũ trang hoạt động trên các vùng khác nhau ở Nam Sudan đang cướp bóc các ngôi làng, giết hại dân thường và ép buộc nhiều nam thanh thiếu niên gia nhập hàng ngũ của chúng.

Hơn 85% những người tị nạn đến Uganda là phụ nữ và trẻ em dưới 18 tuổi, bà Fleming nói, cho biết thêm rằng nhiều trẻ em đã bị mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai. Nhiều người đã tận dụng cơ hội chạy trốn cùng với đoàn xe quân sự của Uganda khi họ sơ tán công dân Uganda.

"Cải thiện điều kiện và khả năng của các cơ sở tiếp nhận ở Uganda là ưu tiên hàng đầu hiện nay," Bà Fleming nói. Các nỗ lực đang được tiến hành để nhanh chóng mở một khu định cư cho 100.000 người tị nạn mới tại huyện Yumbe.

Theo bà Fleming, cả hai nước Kenya và Uganda đều đang ghi nhận sự gia tăng các trường hợp suy dinh dưỡng trầm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Những đứa trẻ này được được hỗ trọe từ các chương trình dinh dưỡng thực phẩm để giúp chũng có thể khoẻ mạnh trở lại.

Với hơn 2,6 triệu công dân buộc phải di dời, quốc gia trẻ nhất thế giới này hiện đang đứng trong số những nước có mức độ dịch chuyển dân số cao nhất do các cuộc xung đột gây ra, bà Fleming cho biết, đồng thời cảnh báo rằng một nửa lượng dân số của Nam Sudan đang phụ thuộc vào các nguồn viện trợ nhân đạo.

Nam Sudan được thành lập vào tháng 7 năm 2011, sau khi giành được độc lập từ Sudan. Quốc gia này bắt đầu rơi vào xung đột từ tháng 12/2013 do các cuộc chiến nội bộ giữa các phe phái đối lập.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN & USnews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 13/11, tại Nhà thi đấu huyện Phong Điền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên toàn tỉnh với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường (7/11):
Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường

Trong một báo cáo được công bố nhân Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường, bao gồm cả bắt nạt trên mạng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, cứ 3 học sinh thì có gần 1 học sinh trên toàn thế giới đã bị gây tổn hại về thể chất ít nhất 1 lần trong năm.

Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường
Phòng, chống bạo lực học đường: Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ

Bạo lực học đường thực sự luôn rình rập, hiện hữu ở bất cứ ngôi trường nào. Ngoài những học sinh cá biệt, có xu hướng bạo lực thì nhiều hành vi bạo lực xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của học sinh. Các con chỉ nghĩ đơn giản “dọa cho bạn sợ” chứ không lường được những hậu quả, tổn thương tâm lý mà mình gây ra cho bạn học...

Phòng, chống bạo lực học đường Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ
Phòng ngừa bạo lực học đường

Ngày 4/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức tập huấn sử dụng tài liệu về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em cho cán bộ quản lý, giáo viên. Buổi tập huấn được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Phòng ngừa bạo lực học đường
Đẩy lùi bạo lực gia đình

Hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp đã và đang có nhiều hoạt động để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) trên cơ sở giới, các hoạt động vì phụ nữ yếu thế.

Đẩy lùi bạo lực gia đình
Return to top