ClockThứ Năm, 26/09/2019 08:13

Mỹ-Nhật ký thỏa thuận thương mại có phạm vi hạn chế

TTH.VN - Hôm qua (26/9, giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ký một thỏa thuận thương mại có phạm vi hạn chế, cắt giảm thuế đối với hàng nông sản của Mỹ, công cụ máy móc của Nhật Bản và các sản phẩm khác.

Nhật Bản và Mỹ sẽ ký hiệp định thương mại hàng hóa vào tuần tớiNhật Bản sẽ bãi bỏ thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu từ MỹÔng Trump kiếm thêm cho Mỹ 7 tỉ đô hàng vào Nhật

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters/VTC 

Tổng thống Trump cho biết, thỏa thuận này sẽ mở cửa thị trường Nhật Bản cho một số sản phẩm của Mỹ trị giá 7 tỷ USD/năm, cắt giảm thuế quan của Nhật Bản đối với thịt bò, lúa mì và phô mai của Mỹ.

Sau lễ ký kết giữa hai nhà lãnh đạo bên lề Đại hội đồng LHQ, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer tiết lộ rằng ô tô - nguồn gốc lớn nhất của thâm hụt thương mại 67 tỷ USD với Nhật Bản - không đề cập đến trong thoả thuận.

“Nhật Bản muốn thảo luận thêm về vấn đề này. Mỹ không có ý định áp đặt thuế mới đối với các sản phẩm ô tô và linh kiện ô tô của Nhật Bản và hai bên sẽ hợp tác với nhau một cách thiện chí, nhằm bắt đầu đàm phán về giai đoạn 2 của thỏa thuận vào tháng 4/2020”, ông Lighthizer cho biết.

Một tuyên bố của chính phủ Nhật Bản cũng cho biết các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ tìm cách loại bỏ mức thuế 2,5% hiện có của Mỹ đối với ô tô Nhật Bản và sẽ không dẫn đến việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ đối với ô tô Nhật Bản.

Đại diện thương mạ Lighthizer đã giúp đàm phán các hạn chế xuất khẩu tự nguyện đối với ô tô Nhật Bản, dẫn đến việc các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản gia tăng sản xuất tại Mỹ. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn xuất khẩu khoảng 1,7 triệu xe mỗi năm sang Mỹ, chiếm khoảng 10% doanh số bán xe của nước này.

Thỏa thuận hôm qua đã nhận được sự khen ngợi thận trọng từ các nhóm nông dân và các nhà lập pháp, những người nói rằng họ mong muốn một thỏa thuận hoàn chỉnh hơn.

Đại diện Jackie Walorski cho rằng, thỏa thuận có nghĩa là sẽ có ít rào cản hơn đối với thương mại kỹ thuật số và thuế quan tự động đắt đỏ sẽ không đe dọa việc làm của Mỹ hoặc tăng giá cho người tiêu dùng.

Các cuộc đàm phán Mỹ-Nhật Bản, bắt đầu diễn ra ra từ một năm trước, đã gặp phải khó khăn vào đầu tuần này khi Nhật Bản tìm kiếm sự đảm bảo vào phút cuối rằng Tổng thống Trump sẽ không áp dụng thuế quan Mục 232 (về ô tô và phụ tùng).

Văn phòng đại diện thương mại Mỹ mô tả thỏa thuận được ký bởi hai nhà lãnh đạo Trump và Abe là “những thành tựu ban đầu” từ các cuộc đàm phán về tiếp cận thị trường cho nông nghiệp, hàng công nghiệp và thương mại kỹ thuật số.

Thỏa thuận này có thể sẽ mang đến mốt sô cứu trợ có quy mô hạn chế cho người nông dân Mỹ, những người đã chịu nhiều tổn thương do thuế quan trả đũa của Trung Quốc đối với đậu nành, thịt lợn và các sản phẩm khác của Hoa Kỳ trong cuộc chiến thương mại kéo dài 15 tháng qua giữa Washington và Bắc Kinh.

Theo thỏa thuận, Nhật Bản sẽ mở ra thị trường mới cho khoảng 7 tỷ USD cho các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Thuế quan của Nhật Bản sẽ giảm xuống đáng kể hoặc loại bỏ hoàn toàn đối với thịt bò, thịt lợn, lúa mì, phô mai, ngô, rượu vang của Mỹ và một số mặt hàng khác.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

TIN MỚI

Return to top