Ảnh minh họa. (Nguồn: thedollsfactory.com)
Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính có đến 5% hàng hóa nhập khẩu vào " lục địa già" là hàng giả và vi phạm bản quyền sản phẩm.
Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) đánh giá hoạt động trái phép này ngày càng mang lại lợi nhuận khủng cho các nhóm tội phạm có tổ chức.
Europol cho biết hiện nay khoảng 39% GDP của EU và 26% số việc làm tại EU đến từ lĩnh vực công nghiệp có mức độ bảo hộ trí tuệ cao.
Theo EESC, lĩnh vực tư nhân không thể tự mình chống lại vấn nạn này.
Một trong số các nguyên nhân khiến nạn hàng giả tiếp tục tồn tại là do tình trạng khác nhau về luật pháp giữa các nước thành viên EU trong thực thi các tiêu chuẩn châu Âu.
Vì vậy, để chiến đấu chống lại nạn làm giả túi xách, các sản phẩm dược đến từ Ấn Độ, các loại thực phẩm và nước hoa đến từ Ai cập hay Thổ Nhĩ Kỳ, EESC chủ trương đưa ra một khuôn khổ pháp lý của châu Âu mới với một kế hoạch hành động được phối hợp và tài trợ toàn diện.
Ủy ban kêu gọi khuyến khích các ứng dụng sáng tạo về truy xuất nguồn gốc và mở rộng các hoạt động tình báo, thực hiện các thỏa thuận song phương về thực thi pháp luật trên các chuỗi sản xuất.
Báo cáo của EESC cho biết nạn hàng giả cũng rất nguy hiểm đối với người tiêu dùng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 700.000 người thiệt mạng mỗi năm do sử dụng thuốc giả.
Vì hàng giả không thể tồn tại nếu không có người tiêu dùng, EESC kêu gọi cải thiện việc tuyên truyền đến người tiêu dùng về những nguy cơ do hàng giả gây ra đồng thời chỉ cho họ thấy các phương cách nhận biết hàng giả nhờ vào công nghệ mới.
Báo cáo của EESC cũng chỉ rõ lĩnh vực tư nhân có thể dựa vào các đối tác như những đơn vị cung cấp dịch vụ internet, các nhà sản xuất nội dung, các doanh nghiệp thanh toán điện tử, quảng cáo hay đăng ký tên miền Internet trong cuộc chiến chống nạn hàng giả và vi phạm bản quyền.
Theo TTXVN