ClockChủ Nhật, 21/08/2016 11:11

Người tiêu dùng Trung Quốc vẫn hoài nghi về chất lượng sữa nội địa

TTH.VN - Bất chấp hiệp hội ngành công nghiệp sữa Trung Quốc đưa ra báo cáo trấn an người tiêu dùng rằng, chất lượng của các sản phẩm sữa nội địa đã được cải thiện đáng kể, nhưng nhiều người dân Trung Quốc vẫn còn hoài nghi về các sản phẩm này ở trong nước, tin từ Asiaone hôm nay (20/8) cho biết.

Người tiêu dùng Trung Quốc băn khoăn chọn lựa sản phẩm sữa trong một siêu thị. Ảnh: The China Daily

Hiệp hội Sữa Trung Quốc vừa công bố báo cáo cho biết, 99,5% các sản phẩm sữa được kiểm tra trong năm ngoái đều đạt tiêu chuẩn, không có chất phụ gia bất hợp pháp, chẳng hạn như melamine – loại hợp chất từng được phát hiện trong sữa bột hơn 7 năm trước.

Theo nguồn tin, báo cáo trên tổng hợp kết quả kiểm tra trên 151.000 lô sản phẩm sữa được Bộ Nông nghiệp tiến hành từ năm 2009.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để lấy lại lòng tin của người tiêu dùng, bao gồm thắt chặt việc giám sát, đóng cửa những cơ sở không đủ tiêu chuẩn… sau một vụ bê bối nổi tiếng hồi năm 2008, khi sữa bột được sản xuất bởi Tập đoàn Tam Lộc – công ty sản xuất và kinh doanh sữa hàng đầu Trung Quốc, được phát hiện có chứa hóa chất độc hại melamine, khiến gần 300.000 trẻ em Trung Quốc mắc bệnh sạn thận, trong đó 6 trẻ đã tử vong.

Sau vụ việc, nhiều sản phẩm sữa bị nhiễm độc cũng được phát hiện trên toàn quốc, khiến người tiêu dùng Trung Quốc lo ngại, quay sang sử dụng các sản phẩm sữa ở nước ngoài, nhất là đối với trẻ sơ sinh.

Mặc dù số liệu chính thức cho thấy có sự cải tiến trong các sản phẩm sữa sản xuất trong nước, nhưng tình cảm của người tiêu dùng Trung Quốc vẫn còn rất xáo trộn.

Trong khi một số người Trung Quốc nói rằng, họ có niềm tin vào các sản phẩm sữa trong nước và luôn ủng hộ các lại sữa bột Trung Quốc, một số khách tiêu dùng khác vẫn rất hoài nghi và quyết không sử dụng hàng nội địa. Yang Yang, một người mẹ trẻ ở Bắc Kinh cho biết, "con gái tôi uống sữa mẹ và tôi cũng trữ một số sữa bột từ Nhật Bản cho bé. Không ai dám liều mạng sống của con mình để kiểm tra sự an toàn trong các sản phẩm sữa Trung Quốc".

Wang Xianzhi - một nhà phân tích ngành công nghiệp thực phẩm tại Viện Liaowang, cho rằng, mặc dù chất lượng của các sản phẩm sữa Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể từ năm 2008, nhưng vấn đề tồn tại, và cũng là thách thức lớn nhất không chỉ nằm ở việc giải quyết chất lượng sản phẩm, mà còn phụ thuộc vào lòng tin của người tiêu dùng.

Tố Quyên (Lược dịch từ Asiaone & The China Daily)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

TIN MỚI

Return to top