ClockThứ Hai, 25/03/2019 14:47

Nhật Bản khuyến khích người dân đứng nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe

TTH.VN - Trước những số liệu thu thập được, các chuyên gia lo ngại rằng việc người cao tuổi ngồi quá lâu có thể dẫn đến nguy cơ mắc chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, tên tiếng anh là “economy class syndrome”, gây ra nhiều ảnh hưởng và biến chứng trong thời gian dài.

Thiếu nước sạch và vệ sinh ảnh hưởng nhiều trẻ em hơn xung độtChâu Á & mô hình chăm sóc cho người cao tuổiHàn Quốc nỗ lực đối phó vấn nạn già hóaThế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10)

Ngồi quá lâu có thể dẫn đến nguy cơ mắc chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, tên tiếng anh là “economy class syndrome”. Ảnh: Asiaone News

Hợp tác với chính quyền thành phố, Liên đoàn các hội người cao tuổi ở Nonoichi, tỉnh Ishikawa đã phát động một chiến dịch mang tên “Stand up 301” nhằm khuyến khích người cao tuổi trên địa bàn cứ mỗi 30p sẽ đứng lên ít nhất 1 lần.

Tại buổi gặp gỡ các hội người cao tuổi, các quan chức thuộc liên đoàn khuyến khích mọi thành viên phát biểu trong tình trạng đứng, đồng thời yêu cầu mọi người đứng liên tục và đứng càng lâu càng tốt.

“Chúng tôi đã và đang nỗ lực hành động nhằm phổ biến hơn nữa dự án tại mỗi hội người cao tuổi. Ngoài ra, việc đứng nhiều hơn cũng nên được triển khai tại các hộ gia đình”, Chủ tịch liên đoàn, ông Chihuahuahi Nishimura phát biểu.

Tuyên bố được đưa trong bối cảnh khi già đi, mọi người có xu hướng ngồi nhiều hơn. Ngoài ra, thời gian xem tivi cũng tăng dần theo tuổi. Từ đó, thời gian ngồi cũng bị kéo dài ra.

Cụ thể, ở độ tuổi 60, đàn ông sử dụng 3h59p/tuần để xem tivi, trong khi phụ nữ dùng đến 4h21p để thực hiện hoạt động này. Đến năm 70 tuổi, thời gian xem tivi tăng lần lượt lên đến 5h16p  và 5h29p  đối với cụ ông và cụ bà.  

Trước những số liệu thu thập được, các chuyên gia lo ngại rằng việc người cao tuổi ngồi quá lâu có thể dẫn đến nguy cơ mắc chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, tên tiếng anh là “economy class syndrome”, gây ra nhiều ảnh hưởng và biến chứng trong thời gian dài.

Giải thích thêm về loại bệnh này, nhà nghiên cứu cấp cao Yuko Kai cho biết, khi con người không di chuyển và sử dụng các khối cơ lớn của nửa dưới cơ thể, điều này sẽ ức chế khả năng hấp thụ đường huyết vào cơ bắp. Một khi lượng đường huyết và chất béo trung tính tăng lên, nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường và tim mạch cũng sẽ gia tăng nhanh chóng.

Không chỉ đối với người cao tuổi, vài năm qua, nhiều công ty cũng bắt đầu hành động nghiêm túc nhằm giải quyết tình trạng nhân viên ngồi quá lâu. Động thái được triển khai trong bối cảnh bộ máy điều hành lo ngại nguy cơ mắc bệnh ở nhân viên sẽ tăng nhanh chóng, gây ảnh hưởng lớn, làm giảm năng suất lao động.

Tại công ty thương mại điện tử Rakuten (quận Setagaya, Tokyo, Nhật Bản), bàn làm việc của mọi nhân viên đều có thể điều chỉnh lên, xuống phù hợp với chiều cao của từng cá nhân. Do đó, thay vì chỉ ngồi và đọc tài liệu, một số nhân viên có thể vừa đứng vừa làm việc ngay tại bàn. Không chỉ tăng cường cải thiện sức khỏe,  Ken Mukai – nhân viên phòng nhân sự của Rakuten thường đứng làm việc khi buồn ngủ, “điều này làm tôi cảm thấy hứng thú và tập trung hơn”.

Trong một ý kiến có liên quan, nhà nghiên cứu cấp cao Yuko Kai khẳng định ngồi lâu sẽ ảnh hưởng đến cả tâm lý và sức khỏe. Đứng lên không mất quá nhiều công sức và thời gian, do đó bà hi vọng mọi người đều nên tạo ý thức bảo vệ sức khỏe của mình.

Đan Lê (Lược dịch từ Asiaone News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

TIN MỚI

Return to top