ClockThứ Hai, 24/07/2017 14:35

Nhật Bản ra mắt chiến dịch "Telework", cải cách văn hoá làm việc

TTH.VN - Hôm nay (24/7), Nhật Bản đưa ra kế hoạch thúc đẩy hình thức "làm việc từ xa" hay "làm việc tại nhà" (telework) nhằm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn khi Tokyo tổ chức Thế vận hội Olympics 2020, cũng như làm dịu nền văn hoá làm việc vốn quá khắc nghiệt của nước này.

Người lao động đông đúc chờ đợi tại một ga tàu điện ngầm ở Nhật Bản. Ảnh: AP

Hôm nay (24/7), Nhật Bản đưa ra kế hoạch thúc đẩy hình thức "làm việc từ xa" hay "làm việc tại nhà" (telework) nhằm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn khi Tokyo tổ chức Thế vận hội Olympics 2020, cũng như làm dịu nền văn hoá làm việc vốn quá khắc nghiệt của nước này.

Gần 930 công ty, bao gồm cả Suntory Beverage & Food Ltd., Ajinomoto Co. và Tokyu Construction Co... đều tham gia "Ngày Telework", được tổ chức vào ngày 24/7 hàng năm từ nay cho tới lễ khai mạc Thế vận hội vào 24/7/2020.

Chính phủ của Thủ tướng Chính phủ Shinzo Abe đã đưa ra các chính sách để rút ngắn thời gian làm việc, tăng lương cho nhân viên hợp đồng và kiềm chế lạm dụng luật lao động. Telework có thể là một cách khác để cải cách các hoạt động làm việc ở quốc gia này.

Ông Takashi Kozu, 61 tuổi, chủ tịch của Viện Nghiên cứu Kinh doanh và Tính bền vững Ricoh cho biết: "Một khi Olympics bắt đầu, sẽ rất khó để đi làm, vì vậy chúng tôi đang làm việc này như là một thử nghiệm... ". Đồng thời, ông cho rằng, cuộc sống của các thế hệ trẻ đang thay đổi, các công ty nên tạo ra các phong cách làm việc thay thế để khuyến khích nhân viên.

Telework khá phổ biến ở nhiều nước khác, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nơi mà nhân viên thường xuyên sử dụng dịch vụ hội nghị trực tuyến qua truyền hình hoặc đăng nhập từ các quán cà phê trên khu phố. Tuy nhiên, hình thức này đã bị chậm lại trong các ngành công nghiệp khác ở Nhật Bản, một phần vì các công ty ở Nhật chú trọng nhiều đến việc có mặt tại văn phòng, thường trong 12 tiếng đồng hồ hoặc hơn.

Nhưng giờ đây, Nhật Bản đang bắt đầu thay đổi cách thức và áp dụng thêm khung giờ làm việc linh hoạt. Khi dân số già đi, lực lượng lao động thu hẹp lại với tốc độ đáng báo động, cùng với văn hoá làm việc khắt nghiệt khiến việc thu hút và giữ chân người lao động trở nên rất khó khăn.

Một số công ty bắt đầu nhận ra rằng những giờ làm việc kéo dài và không ổn định sẽ khiến năng suất lao động thấp.

Trong một số trường hợp, văn hoá làm việc của Nhật Bản có thể dẫn đến cái chết, do tự tử hoặc đột quỵ vì phải làm việc quá nhiều giờ.

                        Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

TIN MỚI

Return to top