ClockThứ Năm, 26/10/2017 14:14

Những thông tin thú vị về Quốc hội Liên bang Đức khóa mới

Ngày 24/10, Quốc hội Liên bang Đức khóa 19 (nhiệm kỳ 2017-2021) đã họp phiên toàn thể đầu tiên tại Tòa nhà Quốc hội Liên bang ở thủ đô Berlin với chương trình nghị sự gồm bầu các chức danh Chủ tịch và các Phó Chủ tịch.

Quốc hội Đức thông qua sứ mệnh quân sự mới ở Địa Trung HảiĐức: 21% dân số xuất thân từ gia đình nhập cư

Tòa nhà Quốc hội Liên bang Đức tại Berlin. (Ảnh: Phạm Văn Thắng/Vietnam+)

Quốc hội Liên bang Đức (Hạ viện Liên bang, bên cạnh Thượng viện Liên bang gồm đại diện của các bang) gồm 709 nghị sỹ - đông nhất từ trước đến nay (khóa trước có 631 nghị sỹ), được lựa chọn qua cuộc bầu cử ngày 24/9.

Trong số này, có 420 nghị sỹ tái cử và 289 nghị sỹ mới được bầu. Quốc hội Liên bang Đức khóa này trở thành cơ quan lập pháp lớn thứ hai trên thế giới hiện nay, chỉ sau Trung Quốc. Hai nghị sỹ của AfD sau khi trúng cử đã rời đảng, trở thành nghị sỹ độc lập.

Độ tuổi trung bình của các nghị sỹ Quốc hội Liên bang Đức khóa này là 49,4. Người già nhất là 77 tuổi, trẻ nhất là 24 tuổi; nữ chiếm 30,7% - mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua; có 12 nghị sỹ là giáo sư, 133 người là tiến sỹ, phần lớn các nghị sỹ đều là luật gia.

Ngân sách dành cho hoạt động của Quốc hội Liên bang vào khoảng 1 tỷ euro mỗi năm, trong đó khoảng 25% được chi cho bộ máy giúp việc cho các nghị sỹ. Tính theo đầu người, mỗi người dân Đức phải đóng khoảng 12 Euro mỗi năm để nuôi bộ máy Quốc hội Liên bang.

Ông Wolfgang Schäuble (75 tuổi) đã trúng cử chức Chủ tịch Quôc hội Liên bang Đức với số phiếu 501/709 (70,66%). Ông là cựu Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ khóa vừa qua của Thủ tướng Angela Merkel. Do vấn đề sức khỏe, ông phải sử dụng xe lăn để di chuyển hàng ngày.

Quốc hội Liên bang Đức khóa này ghi nhận con số kỷ lục với 6 đảng tham gia (CDU/CSU, SPD, AfD, FDP, Cánh tả, Xanh). Mỗi đảng được quyền đề cử một vị trí Phó Chủ tịch Quốc hội Liên bang, tuy nhiên ứng viên của đảng AfD theo đường lối cực hữu đã không nhận được đủ phiếu cần thiết./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã
Return to top