ClockThứ Năm, 22/06/2017 14:20

Những vấn đề chính trong hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu 2017

TTH.VN - Lãnh đạo các nước thành viên EU sẽ tập trung tại cuộc họp thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu diễn ra ở Brussels trong 2 ngày 22/6 - 23/6 (giờ địa phương), nhằm thảo luận từ những vấn đề trong khối như an ninh, cho đến các vấn đề toàn cầu như di cư, chống lại sự biến đổi khí hậu...

EC hy vọng kết quả bầu cử Anh không ảnh hưởng đến đàm phán BrexitEC cấp vé đi lại miễn phí cho 7.000 thanh niên châu ÂuChủ tịch EC công bố “Sách trắng” về tương lai châu Âu hậu BrexitChâu Âu lên kế hoạch lập quỹ quốc phòng trị giá nhiều tỷ USD

Lãnh đạo các nước EU sẽ tập trung tại Hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu ngày 22/6-23/6/2017. Ảnh: Reuters

An ninh và quốc phòng

Theo chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh, các đại biểu tham dự cuộc họp sẽ thảo luận về chống khủng bố, một vấn đề đã trở nên đặc biệt cấp bách sau những vụ tấn công khủng bố xảy ra ở các nước EU trong những tháng gần đây.

Chống lại chủ nghĩa cực đoan trực tuyến, vốn đã mở rộng trong thời gian gần đây, cũng là một chủ đề khác trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh lần này.

Ngày 14/6 vừa qua, Bộ trưởng Đối thoại Xã hội, Quyền lợi Người tiêu dùng và Quyền tự do dân sự Helena Dalli tuyên bố rằng, các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về các vấn đề hợp tác giữa các nhóm quân sự EU, cũng như trong ngành công nghiệp quốc phòng của khối.

Di cư

Di cư là một trong những vấn đề cấp bách nhất ở châu Âu kể từ cuộc khủng hoảng người tị nạn năm 2015, do đó các nhà lãnh đạo EU sẽ đánh giá việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn dòng người di cư trên tuyến đường qua Địa Trung Hải.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo sẽ tiếp tục bàn thảo về thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ kỳ năm 2016, nhằm giải quyết vấn đề dòng người di cư và các công cụ được tạo ra để giải quyết các nguyên nhân di dân.

Chương trình hội nghị thượng đỉnh cũng chỉ ra rằng, Hội đồng châu Âu (EC) sẽ thảo luận về việc cải cách hệ thống tị nạn châu Âu thông thường, bao gồm các nguyên tắc về trách nhiệm và sự đoàn kết.

Thúc đẩy kinh tế

Các nhà lãnh đạo EU sẽ xem xét lại những nỗ lực nhằm đẩy mạnh các thị trường đơn lẻ và xác định các khu vực cần có tiến bộ bổ sung. Ngoài ra, EC cũng sẽ tái khẳng định cam kết đối với hệ thống thương mại đa biên của EU, cũng như tự do thương mại và đầu tư vào thị trường chung.

Tại hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo EU cũng dự kiến ​​sẽ thông qua các khuyến nghị về kinh tế cụ thể của các quốc gia thành viên.

Các vấn đề liên quan đến cuộc họp G20 sắp tới, dự kiến ​​diễn ra ngày 7/7 - 8/7 tại Hamburg, cùng với tầm nhìn về nền kinh tế kỹ thuật số và xã hội ở châu Âu cũng nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh.

Thoả thuận Minsk

Theo chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo dự kiến sẽ ​​tổng kết việc thực hiện thỏa thuận Minsk về lệnh ngừng bắn ở khu vực Donbas, phía Đông Ukraine của Bộ Tứ Normandy, bao gồm Pháp, Đức, Nga và Ukraine.

Ngày 19/6 vừa qua, Đại diện Cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh của EU Federica Mogherini cho biết, các biện pháp trừng phạt đối với Nga sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/7 tới và có thể sẽ được tiếp tục kéo dài vì không có tiến bộ thực sự nào trong việc thực hiện Hiệp định Minsk.

Biến đổi khí hậu

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris năm 2015, các cam kết trong thoả thuận là một trong những điểm nổi bật sẽ được bào thảo trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh lần này.

Các nhà lãnh đạo EU dự kiến ​​sẽ khẳng định lại cam kết đối với Hiệp định Paris và dẫn đầu cuộc chiến chống biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh.

Brexit

Một trong các phiên họp thượng đỉnh sẽ được thực hiện theo định dạng được gọi là EU-27, không bao gồm Vương quốc Anh. Cuộc họp tối ngày 22/6 sẽ xem xét những diễn biến gần đây nhất trong các cuộc đàm phán về việc Anh rút khỏi khối này, sau cuộc họp hôm 19/6 về các vấn đề giữa London và Brussels.

Tại cuộc họp, các nhà lãnh đạo của 27 nước EU còn lại dự kiến ​​sẽ áp dụng các thủ tục cho việc di dời các cơ quan của khối hiện đang ở Vương quốc Anh.

                        Tố Quyên (Lược dịch từ Sputnik)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo hứng thú trong môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh

Việc triển khai giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh (QPAN) theo hướng thiết thực, hấp dẫn người học, sát yêu cầu thực tế và mang lại hiệu quả cao... là yêu cầu đặt ra cho Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Huế cũng như đội ngũ giáo viên, giảng viên.

Tạo hứng thú trong môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh
“Mắt thần” đảm bảo an ninh ở Phong Điền

Từ khi mô hình camera giám sát an ninh trật tự (ANTT) được triển khai ở Phong Điền đã góp phần phát hiện, ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật.

“Mắt thần” đảm bảo an ninh ở Phong Điền
Return to top