ClockThứ Ba, 10/01/2017 14:53

Phần Lan sẽ bỏ hết tất cả các môn học riêng biệt vào năm 2020

Học sinh Phần Lan thay vì học các môn riêng biệt như toán, văn, vật lý, lịch sử, sẽ được tìm hiểu về các sự kiện và hiện tượng theo lối kết hợp đa môn.

UNICEF công bố danh sách 10 quốc gia có tỷ lệ trẻ thất học cao nhất

Nền giáo dục của Phần Lan luôn được đánh giá là một trong những nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới. Tuy nhiên, giới chức nước này vẫn chưa hài lòng với những gì hiện có, và họ đã quyết định làm một cuộc cách mạng mới trong hệ thống giáo dục tại nước này. 

Giới chức Phần Lan cho biết, họ muốn bỏ hết tất cả các môn học trong trường học. Như vậy nghĩa là không còn các lớp học vật lý, toán, văn học, lịch sử, địa lý riêng biệt. 

phan lan se bo het tat ca cac mon hoc rieng biet vao nam 2020 hinh 1
Một học sinh Phần Lan. Ảnh: Bright Side
 

Người đứng đầu Sở Giáo dục Helsinki, ông Marjo Kyllonen, giải thích: “Các trường học hiện nay đều đang dạy theo phương thức cũ chỉ phù hợp với đầu những năm 1900. Nhưng nhu cầu hiện nay đã khác trước, và chúng ta cần một phương thức khác phù hợp hơn với thế kỉ 21”.

Theo chính phủ Phần Lan, thay vì học các môn riêng biệt, học sinh sẽ được tìm hiểu về các sự kiện và hiện tượng theo lối kết hợp đa môn. Ví dụ, Chiến tranh Thế giới thứ hai sẽ được xem xét từ các góc độ như lịch sử, địa lý và toán học. Hay như khóa học “Làm việc trong một tiệm ăn”, các học sinh sẽ được tiếp nhận những kiến thức về ngôn ngữ, tiếng Anh, kinh tế và kỹ năng giao tiếp.

Phương thức giáo dục mới sẽ bắt đầu được áp dụng thử nghiệm với học sinh từ 16 tuổi trở lên ở Phần Lan. Những học sinh này sẽ phải tự lựa chọn cho mình những chủ đề hay hiện tượng mà họ muốn học, dựa vào tham vọng và khả năng của họ trong tương lai. 

Phương thức mới được cho là sẽ tránh cho học sinh không phải trải qua những khóa học như vật lý, hay hóa học tẻ nhạt và băn khoăn với câu hỏi rằng: “Tôi cần phải học cái này để làm gì?”.

Bên cạnh đó, cách truyền đạt truyền thống giữa giáo viên- học sinh cũng sẽ thay đổi. Học sinh sẽ không còn ngồi phía sau bàn học và lo lắng chờ đợi việc “bị” kêu lên trả lời một câu hỏi mà họ sẽ làm việc với nhau trong các nhóm nhỏ để thảo luận về một vấn đề.

Có thể nói, cải cách giáo dục tới đây của Phần Lan sẽ đòi hỏi sự hợp tác rất chặt chẽ giữa giáo viên các môn học. Khoảng 70% giáo viên tại Helsinki đã chuẩn bị tâm thế phù hợp để đáp ứng được phương thức giáo dục mới tại đất nước này và họ cũng sẽ được tăng lương trong tương lai. 

Dự kiến, các thay đổi này sẽ được hoàn thành vào năm 2020./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui
Hơn 16.000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024

Được phát động từ tháng 4 đến nay, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 thu hút 16.358 bài dự thi đến từ 120 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tham gia.

Hơn 16 000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024
Chăm lo lưu học sinh Lào

Là trường cao đẳng duy nhất trên địa bàn tỉnh đào tạo và cấp chứng chỉ năng lực tiếng Việt cho lưu học sinh (LHS) Lào, Trường Cao đẳng Huế đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ vừa nâng cao chất lượng đào tạo, vừa tích cực chăm lo cho LHS.

Chăm lo lưu học sinh Lào

TIN MỚI

Return to top