Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Pháp dự định đóng cửa tất cả các nhà máy điện chạy bằng than vào năm 2021 như là một phần của lộ trình hạn chế phát thải khí nhà kính.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Hội nghị thứ LHQ về Biến đổi khí hậu (COP23) tại Bonn, CHLB Đức. Ảnh: Martin Meissner/AP
Ông Macron, người sẽ chủ tọa một hội nghị thượng đỉnh tại Paris vào ngày 12/12 về tài chính khí hậu, cho biết Pháp sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt tài trợ của Hoa Kỳ cho các nghiên cứu khoa học về khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ của Liên Hiệp quốc về Biến đổi Khí hậu (IPCC).
“Họ sẽ không mất một đồng euro nào”, ông đã nói như vậy với các đại biểu từ gần 200 quốc gia tham dự cuộc họp ở Bonn và nhận được sự tán dương mạnh mẽ.
Đóng góp của My vào ngân sách của IPCC đến nay được khoảng 2 triệu euro (tương đương 2,36 triệu Đôla)mỗi năm trong những năm gần đây.
Vương quốc Anh cũng thông báo rằng quốc gia này sẽ hỗ trợ IPCC về tài chính, với việc Bộ Thương mại, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp (BEIS) thông báo sẽ tăng gấp đôi ngân sách tài trợ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết thỏa thuận Paris chỉ là sựkhởi đầu trong cuộc chiến kiểm soát việc nóng lên toàn cầu, gây ra bởi phát nhiệt tăng lên, lũ lụt và nước biển dâng, và nó cần phải được củng cố.
Bà Merkel khẳng định: "Biến đổi khí hậu là cuộc đấu tranh quan trọng nhất trong thời đại chúng ta", và khẳng định Đức cần giảm sự phụ thuộc vào năng lượng than đá để có thể giảm đáng kể lượng khí thải.
Những người ủng hộ bà Merkel đang tìm cách thành lập một chính phủ liên minh mới bao gồm Đảng Xanh, tổ chứcđấu tranh cho việc cắt giảm đáng kể khí CO2 tới năm 2020.
"Chúng tôi biết rằng Đức vẫn sử dụng than đá ở mức độ lớn và do đó than đá, đặc biệt là than nâu, cần phải được hạn chế trong lộ trình cắt giảm lượng khí thải của chúng tôi” bà Merkel chia sẻ.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người nghi ngờ biến đổi khí hậu chủ yếu đến từ phát thải do con người, cho biết vào tháng 6/2017 rằng ông sẽ rút khỏi Thỏa thuận Paris và thay vào đó sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp nhiên liệu than và hóa thạch.
Bà Merkel đánh giá cao sự thành lập của liên minh các bang, thành phố và công ty của Hoa Kỳ gọi là "Lời cam kết của Hoa Kỳ" để bù đắp cho quyết định rút lui đó của ông Trump.
"Tôi hoan nghênh điều này vì nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ khí hậu ở phần lớn lãnh thổ Mỹ, bất kể quyết định rút lui khỏi thỏa thuận Paris của Tổng thống Trump", bà nói.
Một số nhóm hoạt động vì môi trường bày tỏ sự thất vọng rằng không như Tổng thống Macron, bà Merkelđã không đưa ra thời gian hạn định loại bỏ than đá mặc dù công nhận rằng phát thải khí nhà kính đang gây hại cho những người dễ bị tổn thương trên toàn thế giới.
Trước đó, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres nói với các đại biểu ở Bonn rằng các chính phủ nên định giá khí thải carbon và ngừng phụ thuộc một cách tiêu cựcvào nhiên liệu hóa thạch.
Ông nói: "Việc thị trường carbon phát triển ở châu Âu và Bắc Mỹ, và việc Trung Quốc thông báo về một trong những hệ thống mua bán phát thải lớn nhất thế giới là một dấu hiệu tốt. Nhưng để đạt được các mục tiêu cam kết trong Thỏa thuận Paris, chúng ta cần hệ thống này có mặt trênít nhất 50% diện tích toàn cầu và một mức giá carbon cao hơn để thúc đẩy các hành động vì khí hậu ở quy mô lớn”.
Thế Vĩnh (lược dịch từ The Independent)