ClockThứ Bảy, 07/04/2018 14:59

Pháp: Chiến lược 340 triệu euro nhằm tăng quyền của người mắc chứng tự kỷ

TTH.VN - Chính phủ Pháp vừa công bố chiến lược 340 triệu euro nhằm nỗ lực điều chỉnh các chính sách đối xử của nhà nước với trẻ em và người lớn mắc chứng tự kỷ vốn bị nhiều chỉ trích trong thời gian qua, và gần đây bị Liên hợp Quốc (UN) mô tả là lạc hậu '50 năm” so với phần còn lại của thế giới.

Ngày thế giới nhận biết chứng tự kỷ 2018: "Trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái tự kỷ"Thiên tài mắc chứng tự kỷ có IQ cao hơn EinsteinAnh thử nghiệm thành công robot Kaspar hỗ trợ trẻ tự kỷ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm một trường mẫu giáo ở Rouen, nơi trẻ tự kỷ học chung với các trẻ khác. Ảnh: Christophe Ena-Pool

Tổng thống Emmanuel Macron, người đã chỉ ra sự cần thiết phải cải thiện giáo dục và quyền của người tự kỷ trong chiến dịch tranh cử của ông, đã thể hiện quan điểm rõ ràng về việc tất cả mọi người đều phải được quan tâm trong trường học và cuộc sống hằng ngày.

Mục tiêu cuối cùng của chiến lược là giúp trẻ em bị rối loạn phát triển thần kinh tiếp cận với nền giáo dục phổ thông ở Pháp - một quyền hợp pháp mà họ đã liên tục bị từ chối trong thời gian qua.

Một số vấn đề cũng cần được giải quyết để hỗ trợ người lớn tự kỷ, vốn chỉ có 0,5% trong số họ đang có công việc thường xuyên, và những người bị các chứng rối loạn tâm thần.

Trong bản báo cáo gần nhất, LHQ cho biết phần lớn trẻ em bị chứng tự kỷ ở Pháp không được tiếp cận với giáo dục chính thống và nhiều người "vẫn chưa được cung cấp liệu pháp tâm lý hiệu quả, vẫn còn tình trạng lạm dụng thuốc và nhiều người chưa được bố trí khám chữa bệnh ở các bệnh viện và cơ sở tâm thần".

Các nhóm hoạt động xã hội ước tính chỉ có 20% trẻ em mắc chứng tự kỷ của Pháp được đến trường, so với 70% ở Anh.

Với kế hoạch này, chính phủ dự kiến cải thiện các biện pháp hỗ trợ chẩn đoán và can thiệp sớm khi hiện nay gần 1/2 số trẻ tự kỷ ở Pháp chỉ được chẩn đoán trong khoảng từ 6 đến 16 tuổi.

Pháp cũng sẽ đầu tư đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về chứng tự kỷ - lĩnh vực mà nước Pháp đã tụt hậu rất nhiều so với các nước khác.

Đội ngũ bác sĩ, giáo viên và nhân viên can thiệp sớm cũng sẽ được tăng cường đào tạo và được hỗ trợ để làm việc tại các cơ sở giáo dục và điều trị.

Thế Vĩnh (lược dịch từ The Guardian)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:
Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Orly, thủ đô Paris lên đường về nước kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3/10 -7/10/20024, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp
Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Nhiều dư địa làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Pháp

Nhân chuyến tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới CH Pháp trong các ngày 4 - 7/10/2024, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Đại sứ Đinh Toàn Thắng Nhiều dư địa làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Pháp

TIN MỚI

Return to top