ClockThứ Tư, 30/01/2019 09:46

Rộn ràng không khí đón Tết Việt trên đất Pháp

Là sự kiện giới thiệu ngày Tết truyền thống, cùng những nét văn hoá đặc sắc của Việt Nam, “Về Nantes ăn Tết” đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng nhiều người Việt tại Pháp và những người Pháp yêu mến Việt Nam nhân dịp Tết đến Xuân về.

Cộng đồng người Việt ở các bang miền Tây Canada hân hoan đón Tết cổ truyềnNgười dân Trung Quốc bắt đầu cuộc di cư rầm rộ về quê ăn tếtXuân Kỷ Hợi 2019 đến sớm trên 'xứ sở lá phong'

Điệu múa lân truyền thống được trình diễn trên sân khấu của chương trình “Về Nantes ăn Tết”.

Ngày 26/1/2019, tại Salle Festive Nantes Nord, 73 Bout de Landes, thành phố Nantes, Pháp, hội ART SPACE liên kết với Hội Hữu nghị Việt Nam Loire - Atlantique (AVLA) và Hội sinh viên Việt Nam tại Nantes (AEVN), tổ chức sự kiện “Về Nantes ăn Tết” để giới thiệu ngày Tết truyền thống, cùng những nét văn hoá đặc sắc của Việt Nam tới cộng đồng người Việt tại Pháp và những người Pháp yêu mến Việt Nam. Sự kiện bao gồm chợ Tết truyền thống bày bán các món ăn đường phố, trò chơi dân gian, hoa quả và mứt Tết…cùng chương trình nghệ thuật đặc sắc giới thiệu âm nhạc Việt Nam và thế giới.

Chương trình đã thành công trong việc thu hút sự chú ý và quan tâm của bạn bè quốc tế, với gần 1.000 lượt người ước tính tới tham quan chợ Tết và gần 500 người đăng ký dự buổi trình diễn âm nhạc, trong đó đa số là những người Pháp yêu mến văn hoá Việt. Rất nhiều gia đình đã di chuyển từ các thành phố khác như Paris, Angers, Rennes, Lorient, Pellerin…thậm chí từ Lyon (cách hơn 1.000 km) để tới Nantes tham dự chương trình Tết

“Về Nantes ăn Tết” là chương trình giới thiệu nét đẹp của âm nhạc Việt Nam và đề cao sự giao thoa văn hoá Việt - Pháp. Không giống với tất cả các chương trình giới thiệu ngày Tết cổ truyền từ trước đến nay tại Nantes nói riêng và tại Pháp nói chung, “Về Nantes ăn Tết” mang tới những sắc màu tươi mới của âm nhạc Việt Nam và thế giới, nhưng vẫn không mất đi hơi thở truyền thống. Chương trình là cuộc hành trình thú vị bằng âm thanh và những điệu múa rộn ràng, giúp người xem khám phá những nét đẹp của văn hoá Việt và ngày Tết cổ truyền.

Các tiết mục nghệ thuật có sự tham gia của cả người Việt Nam và người nước ngoài.

Có thể kể đến các loại hình nghệ thuật phong phú được giới thiệu trong chương trình, như  điệu múa dân gian “Mừng nhà mới" của dân tộc Khơ Mú, nghệ thuật Chầu Văn, các ca khúc nhạc pop mang hơi thở âm nhạc hiện đại, các ca khúc về Tết hay nhất và mới nhất của Việt Nam…

Là một trong những điểm nhấn ấn tượng nhất, vở nhạc kịch “Làng của người Khơ Mú” sử dụng điệu múa “mừng nhà mới” độc đáo của người Khơ Mú. Lần đầu tiên được công diễn trên sân khấu của “Về Nantes ăn Tết”, vở nhạc kịch là bản hoà ca giao thoa văn hoá Việt - Pháp, trong đó sử dụng cả chất liệu âm nhạc dân gian và hiện đại của Việt Nam, phụ trợ bởi âm nhạc Pháp, đi kèm với múa dân gian, nhảy hiện đại kết hợp với võ cổ truyền Minh Long Võ Đạo. Vở nhạc kịch có sự tham gia của gần 60 diễn viên không chuyên mang quốc tịch Việt – Pháp.

Được đánh giá là một trong những sự kiện cộng đồng lớn và qui mô nhất mang hình ảnh ngày Tết cổ truyền Việt Nam tới giới thiệu với bạn bè Pháp, “Về Nantes ăn Tết” đã thành công trong việc huy động được sự tham gia đông đảo của hơn 120 nghệ sĩ không chuyên, trong đó có gần 70 sinh viên đến từ khắp các thành phố trên nước Pháp cùng hơn 50 trẻ em người Việt và người Pháp. Có thể nói đây là một trong những chương trình nghệ thuật và văn hoá Việt quy mô, tập hợp được đông đảo sinh viên Việt Nam tại Pháp tham gia nhất từ trước đến nay.

Virginie Fontaine, một trong những tình nguyện viên người Pháp tham gia chương trình cho biết: “Gia đình chúng tôi không có ai là người Việt nhưng tôi có rất nhiều bạn bè là người Việt, điều đó khiến tôi có cảm tình và yêu mến đất nước cũng như văn hoá của các bạn. Con trai 8 tuổi và con gái 6 tuổi của tôi cũng rất thích và đã nhiều lần tham gia biểu diễn các điệu múa và các bài hát tiếng Việt. Các cháu thậm chí còn thuộc lời một vài bài hát tiếng Việt, như Bống bống bang bang. Rõ ràng âm nhạc đã khiến những người không quen biết, khác quốc tịch, khác màu da tiến lại gần với nhau hơn và thêm yêu mến nhau”.

Một số hình ảnh trong chương trình “Về Nantes ăn Tết”:

Theo Dantri

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ nghề gắn với phát triển du lịch ở bản Dỗi

Tại bản Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông có một người đặc biệt luôn lặng lẽ, tận tụy giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Đó là ông Pơloong Chướch, một nghệ nhân cao tuổi đã dành cả cuộc đời để gắn bó với nghề đan lát.

Giữ nghề gắn với phát triển du lịch ở bản Dỗi
Xứng đáng với truyền thống hào hùng

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân về truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân - dân và truyền thống tốt đẹp của BĐBP tỉnh trong sự nghiệp xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển.

Xứng đáng với truyền thống hào hùng
Chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:
Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Orly, thủ đô Paris lên đường về nước kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3/10 -7/10/20024, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp
Return to top