ClockThứ Tư, 11/10/2017 22:24

Sáng kiến ​​đa đối tác giúp ngăn chặn việc săn bắt động vật hoang dã

TTH - Nhằm hỗ trợ các quốc gia khu vực châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương chấm dứt hoạt động săn bắt động vật hoang dã không bền vững, đồng thời bảo tồn di sản thiên nhiên, tăng cường sinh kế của người dân và an ninh lương thực, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp quốc (FAO) khởi động sáng kiến ​​đa đối tác, với tổng trị giá 45 triệu euro.

Động vật hoang dã ở Sangha Trinational, khu bảo tồn xuyên biên giới gồm 3 vườn quốc gia của Cameroon, Cộng hòa Congo và Cộng hòa Trung Phi. Ảnh: UN News

Theo tờ UN News ngày 11/10, Chương trình Quản lý Động vật Hoang dã Bền vững trong vòng 7 năm sẽ nhận được sự tài trợ của Ủy ban châu Âu (EC) và do FAO dẫn đầu. Sáng kiến góp phần bảo tồn và sử dụng bền vững các loài động vật hoang dã, bằng cách quản lý việc săn bắt, tăng cường năng lực quản lý của cộng đồng dân cư bản địa và nông thôn, đồng thời tăng nguồn cung cấp các sản phẩm thịt và cá nuôi bền vững.

“Động vật hoang dã có giá trị sinh thái, xã hội và kinh tế. Điều này rất quan trọng đối với phát triển nông thôn, quy hoạch sử dụng đất, cung cấp thực phẩm, du lịch, nghiên cứu khoa học và di sản văn hoá”, Tổng giám đốc FAO José Graziano da Silva nhấn mạnh.

LÊ THẢO (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG CẤP CAO TOÀN CẦU LẦN THỨ 4 VỀ AMR:
Các sáng kiến về kháng thuốc trở thành tâm điểm

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng toàn cầu cấp bách về tình trạng kháng thuốc kháng sinh (AMR), các sáng kiến về kháng thuốc một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý, khi các bên liên quan nhóm họp tại Hội nghị Bộ trưởng cấp cao toàn cầu lần thứ 4 về AMR.

Các sáng kiến về kháng thuốc trở thành tâm điểm
Nói không với thịt thú rừng

Sự đa dạng sinh học đang bị đe dọa bởi nạn săn bắn, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD).

Nói không với thịt thú rừng
Ngăn chặn nạn “chặt chém” khách: Cùng vào cuộc

Mặc dù môi trường du lịch Huế ngày càng được cải thiện nhưng thi thoảng những vụ việc “chặt chém” khách về giá lại làm cho du lịch Huế “mang tiếng xấu”. Tuyên truyền và có chế tài xử phạt là điều cần làm, nhưng để hiệu quả, cần sự phối hợp vào cuộc của các cấp, ngành, chính quyền địa phương và mỗi một người dân, du khách.

Ngăn chặn nạn “chặt chém” khách Cùng vào cuộc

TIN MỚI

Return to top