ClockChủ Nhật, 04/06/2017 14:57

Shangri La 2017 tìm nền tảng chung cho an ninh khu vực Đông Nam Á

Căng thẳng tại Biển Đông, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên hay sự mở rộng của chủ nghĩa khủng bố đã và đang gây ra những bất ổn cho Đông Nam Á.

Thủ tướng Úc kêu gọi sự hợp tác của các nước trong khu vựcMỹ sẽ duy trì cam kết với các đồng minh châu ÁKhai mạc Đối thoại Shangri-La 2017 tại Singapore

Tìm kiếm nền tảng chung cho an ninh khu vực là một trong những chủ đề thảo luận chính của Đối thoại Shangri La lần thứ 16 năm nay tại Singapore. Tại phiên thảo luận sáng nay (4/6) một số đại biểu khu vực Đông Nam Á đã thể hiện quan điểm, đánh giá về những vấn đề an ninh nổi bật của khu vực đồng thời đưa ra các ý tưởng nhằm giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của những thách thức đang nổi lên.

Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh  phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 diễn ra ở Singapore. Ảnh: Vũ Mạnh/Zing News.

Các đại biểu nhất trí rằng mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực, song các thách thức truyền thống và phi truyền thống tiếp tục đặt ra những nguy cơ và đe dọa sự thịnh vượng và phát triển của khu vực. Căng thẳng tại Biển Đông, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên hay sự mở rộng của chủ nghĩa khủng bố đã và đang gây ra những bất ổn cho Đông Nam Á.

Tại phiên họp, Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Lê Lương Minh đã đưa ra các quan điểm của ASEAN đối với các thách thức này.

Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Tổng thư ký Lê Lương Minh cho rằng vấn đề cáp bách hiện nay là ASEAN và Trung Quốc cần sớm đàm phán những yếu tố chi tiết có tính ràng buộc của Bộ quy tắc Ứng xử trên biển Đông (COC) nhằm ngăn chặn và quản lý các sự cố xảy ra.

Về tình hình Triều Tiên, Tổng thư ký Lê Lương Minh nhấn mạnh, ASEAN kêu gọi phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên đồng thời tái khởi động các cuộc đàm phán nhằm làm giảm căng thẳng.

ASEAN cũng tiếp tục duy trì cơ chế đa phương với các nước trong khu vực và trên thế giới trên các lĩnh vực nhằm phối hợp giải quyết các thách thức.

Tại phiên họp này, một lần nữa các đại biểu khẳng định việc giải quyết thách thức khu vực không chỉ dựa vào bản thân mỗi nước riêng lẻ mà cần có sự hợp tác chặt chẽ.

“Một điều mà ASEAN đúc rút ra trong nhiều năm qua đó là các thách thức an ninh phức tạp ngày nay không thể được giải quyết bởi một quốc gia đơn lẻ”, Tổng thư ký Lê Lương Minh khẳng định. “Những vấn đề xuyên quốc gia, xuyên biên giới cần có sự hợp tác mới có thể giải quyết. Các quốc gia cần phải thích nghi và  thay đổi cách thức đối phó. Để làm được điều này, ASEAN đang phối hợp chặt chẽ với nhau và với các đối tác trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác đa phương.”

Cũng trong khuôn khổ Đối thoại Shangri La 2017, sáng nay, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã có cuộc gặp với các trưởng đoàn của các nước ASEAN.

Đây là một buổi làm việc rất bổ ích, là dịp các nước ASEAN chia sẻ những thách thức của từng nước cũng như trong việc tăng cường hơn nữa sự hợp tác của Mỹ với tư cách và vai trò của một nước lớn, góp phần bảo đảm ổn định, hòa bình trong khu vực, theo từng vấn đề của từng quốc gia - Trung tướng Nguyễn Đức Hải, Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri La năm nay, nhận định.

Ông cho biết, chẳng hạn như Malaysia đề cập nhiều đến những kinh nghiệm trong hợp tác chống khủng bố. Philippines hay Myanmar, Thái Lan chú trọng đến cơ chế hợp tác và mong muốn Mỹ sẽ có nhiều giải pháp, trách nhiệm lớn hơn đối với các nước ASEAN nói chung và đặc biệt là trong thực thi cơ chế hợp tác Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng để góp phần xây dựng một khu vực bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng

TIN MỚI

Return to top