ClockThứ Sáu, 01/12/2017 06:45

Singapore, Đan Mạch tăng cường hợp tác về thành phố thông minh

TTH.VN - Khi Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thăm Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch hồi năm 2009 để tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu, ông đã rất ấn tượng trước cảnh người dân đi xe đạp sau khi mặt trời lặn vào mùa đông.

Singapore là nhà đầu tư châu Á lớn thứ hai ở Hoa KỳTổng thống Indonesia thăm Singapore, kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giaoSingapore và Australia tái khẳng định quan hệ lâu dài, thúc đẩy hợp tác song phươngThủ tướng Lào Thongloun Sisoulith thăm chính thức SingaporeSingapore, Việt Nam tìm cách tăng cường kết nối hàng không

Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen đang có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Singapore. Ảnh: Straitstimes

"Tôi kết luận rằng, nếu người Đan Mạch có thể đạp xe vào mùa đông, người Singapore phải có khả năng làm như vậy ở vùng nhiệt đới", Thủ tướng Singapore nói trong bữa tiệc chiêu đãi Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen tối 30/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông tới Singapore.

Ông Lý Hiển Long nói rằng, Singapore đang nỗ lực để thúc đẩy việc đi xe đạp như một phương tiện giao thông và có thể học hỏi từ Đan Mạch trong lĩnh vực này. Ngoài ra, Đan Mạch và Singapore có rất nhiều điều để học hỏi lẫn nhau khi phải đối mặt với những thách thức chung.

Những thách thức này bao gồm dân số già, lực lượng lao động bị thu hẹp, duy trì vững sự phát triển bền vững và chuẩn bị cho nền kinh tế trong tương lai. Cả hai quốc gia đều mong muốn sử dụng công nghệ để cải thiện cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, hai bên cũng hợp tác để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ trong vận tải biển, bao gồm đẩy mạnh các chứng chỉ điện tử để thay thế tài liệu giấy. Cả hai quốc gia đều có những nền kinh tế mở mà phụ thuộc lớn vào thương mại, do đó chia sẻ cùng quan điểm về tầm quan trọng của toàn cầu hoá và thương mại quốc tế, nhà lãnh đạo Singapore khẳng định.

Thủ tướng Lý Hiển Long nói thêm: "Tôi hy vọng cả hai bên sẽ tiếp tục tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác mới, các dự án mới sẽ phát triển quan hệ đối tác và mang lại lợi ích cho các thế hệ tương lai của chúng ta".

Về phần mình, Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen tin tưởng: "Việc chia sẻ kiến ​​thức qua biên giới là chìa khóa cho sự phát triển. Là các quốc gia hàng hải nhỏ, chúng ta luôn hiểu rằng chúng ta cần phải vượt qua biên giới".

Lê Thảo (Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
COP29: Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á

Theo tin từ CNA, Chính phủ Singapore cam kết sẽ tài trợ tới 500 triệu USD cho các dự án xanh và dự án chuyển đổi ở châu Á, như một phần trong cam kết của nước này nhằm cung cấp các giải pháp tài chính về khí hậu trong khu vực. Thông báo này được Bộ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển Bền vững Singapore Grace Fu đưa ra tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) đang diễn ra tại thủ đô Baku của Azerbaijan.

COP29 Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top