ClockChủ Nhật, 05/06/2016 14:45
Đối thoại Shangri-La 2016:

Singapore kêu gọi các nước hợp tác chặt chẽ chống khủng bố trong khu vực

TTH.VN - Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2016 hôm nay (5/6), Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho rằng, "cơn bão" khủng bố thực sự có tiềm năng gây mất ổn định cho khu vực, và kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước để chống lại các mối đe dọa, theo tin từ Straitstimes.

Shangri-La 15 vực dậy niềm tin giữa các quốc gia

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2016. Ảnh: LIM YAOHUI

"Bọn khủng bố đã lợi dụng các tuyến đường buôn lậu hiện có để di chuyển người và vũ khí đến khu vực này, bao gồm ở miền Nam Philippines, Indonesia, Malaysia và Singapore", Tiến sĩ Ng cho biết trong một bài phát biểu trước các Bộ trưởng, các quan chức và học giả của 35 quốc gia đang tham dự diễn đàn an ninh khu vực hàng năm ở Singapore - Đối thoại Shangri-La, ghi nhận nhiều vụ tấn công khủng bố và cả những kế hoạch thất bại ở 4 quốc gia Đông Nam Á này.

Theo Bộ trưởng Ng, 4 quốc gia Đông Nam Á đã phải gánh chịu các cuộc tấn công khủng bố hoặc các kế hoạch khủng bố thất bại trong những năm gần đây, và nói thêm rằng: "Mối đe dọa này sẽ ngày càng tăng cao nếu các nhóm khủng bố trở nên có tổ chức hơn, với các cuộc tấn công trên quy mô lớn được trang bị vũ khí sát thương mạnh hơn"; do đó nó "có tiềm năng thực sự gây bất ổn cho khu vực, nếu không được cùng nhau giải quyết một cách dứt khoát".

Ông đề nghị các quốc gia cùng kết hợp các nguồn lực cho các hoạt động chống chủ nghĩa cực đoan, tỏng đó, các cuộc tuần tra đề xuất ở biển Sulu, ở tây nam Philippines, Malaysia, Indonesia và Philippines để chống khủng bố và buôn lậu trên biển được cho là một trong những sáng kiến ​đáng cân nhắc.

"Lực lượng an ninh, bao gồm cả quân đội của từng quốc gia, sẽ phải chống lại chủ nghĩa khủng bố một cách nghiêm ngặt ... Nói chung, chúng ta phải làm việc chặt chẽ với nhau để thiết lập những phản ứng chung và tăng cường nỗ lực tình báo, giám sát và trinh sát", Tiến sĩ Ng nói.

Ông lưu ý rằng trong khi các lý do tôn giáo của chủ nghĩa khủng bố không thay đổi, tình hình an ninh trong khu vực đã nguy hiểm hơn nhiều từ lúc Đối thoại Shangri-La chính thức bắt đầu vào năm 2002, và đặc biệt nghiêm trọng hơn dưới mối đe doạ hiện tại của chủ nghĩa cực đoan, dẫn đầu bởi lực lượng Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria (IS).

"Chỉ trong 3 năm qua, IS đã tuyển mộ được nhiều cảm tình viên và nhân viên ở khu vực ASEAN hơn những gì Al-Qaeda làm được trong cả thập kỷ qua, với hơn 1.000 chiến binh chiến đấu ở Iraq và Syria", Tiến sĩ Ng cho biết.

"Các chiến binh hồi hương đã móc nối với nhau thông qua mạng lưới của họ và tuyên bố mục tiêu chung để thành lập một Caliphate (đế chế Hồi giáo)". Tuy nhiên, Bộ trưởng Ng nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống khủng bố này không phải là một cuộc chiến chống lại đạo Hồi.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top