ClockThứ Sáu, 18/08/2017 06:38

Singapore ra mắt Ngân hàng hiến tặng sữa mẹ đầu tiên

TTH.VN - Mô hình thí điểm 3 năm của Ngân hàng hiến tặng sữa mẹ đầu tiên của Singapore là chương trình hợp tác giữa Bệnh viện Nhi và Phụ sản KK (KKH) và Quỹ chăm sóc Temasek, vừa ra mắt hôm qua (17/8) trước sự tham dự của cựu Chủ tịch Quốc hội Halimah Yacob và một ứng viên Tổng thống khác - ông Mohamed Salleh Marican.

2.000 bà mẹ Philippines tham gia sự kiện khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹLHQ: Nuôi con bằng sữa mẹ là sự “đầu tư thông minh nhất”UNICEF: Cho con bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh là liều vaccine đầu tiên cho trẻSữa mẹ, vắc-xin mới có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh

Ngân hàng sữa sẽ cung cấp sữa mẹ cho trẻ sinh non và trẻ sơ sinh bị ốm, lấy nguồn sữa từ các bà mẹ hiến tặng. Trong một thông cáo báo chí, KKH và Quỹ Temasek cho biết hy vọng sẽ tuyển được 375 bà mẹ sẵn sàng hiến tặng nguồn sữa mẹ thừa ra. Quỹ đã dành 1,37 triệu USD cho ngân hàng sữa để thu thập, sàng lọc, chế biến và dự trữ sữa mẹ từ các bà mẹ.

Ngân hàng hiến tặng sữa mẹ đầu tiên ở Singapore dự kiến ​​sẽ mang lại lợi ích cho khoảng 900 trẻ sơ sinh trong 3 năm tới. (Ảnh: Monica Kotwani)

Sữa mẹ đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sơ sinh nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì đó là nguồn dinh dưỡng quan trọng, chưa nhiều loại kháng thể.

"Đối với trẻ sinh non, chúng có hệ thống miễn dịch và tiêu hóa rất non yếu, tiếp xúc với sữa bò có thể khiến chúng gặp nhiều vấn đề như không dung nạp thức ăn và sự phát triển tiềm ẩn của tình trạng mắc niêm ruột hoại tử sơ sinh (NEC)", bác sĩ Chua Mei Chien, trưởng khoa sơ sinh của KKH nói.

NEC là một căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng, với tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh bị bệnh này có thể lên đến 30%-50%, tiến sĩ Chua cho biết.

Khoảng 350 trẻ sơ sinh nhẹ ký được chăm sóc tích cực tại các bệnh viện công cộng ở địa phương, và đối với nhiều bà mẹ có con bị sinh non thì phải mất thời gian vài ngày hoặc vài tuần trước khi cơ thể có thể sản xuất được đủ sữa. Trong thực tế, KKH cho biết có tới 80% trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng ở khoa chăm sóc tích cực sơ sinh và chăm sóc đặc biệt phải uống sữa công thức giành cho trẻ sơ sinh vì mẹ chúng không thể sản xuất đủ sữa.

"Việc cung cấp sữa mẹ được thanh trùng và an toàn nhằm giúp làm giảm nguy cơ các biến chứng tiềm ẩn, đồng thời tối ưu hóa hệ miễn dịch, sự phát triển và sức khoẻ tổng thể của trẻ nhỏ", tuyên bố chung của KKH và TCF cho biết.

Kiểm tra nghiêm ngặt nguồn sữa hiến tặng

Tiến sĩ Chua cho biết, không giống như sữa hiến tặng từ các nhóm chia sẻ sữa không chính thức, sữa của các bà mẹ hiến tặng sẽ trải qua nhiều quá trình sàng lọc "nghiêm ngặt".

Ví dụ, bà mẹ hiến tặng sẽ được kiểm tra các bệnh như HIV, viêm gan B, viêm gan C và giang mai. Một khi vượt qua được các thử nghiệm, sữa mẹ của những bà mẹ này sẽ được cho vào túi và giữ đông để trữ sữa. Họ cũng sẽ được cung cấp thông tin về cách bảo quản sữa mẹ.

Sau đó, sữa sẽ được đưa vào thử nghiệm. Một lô sữa được hiến tặng sẽ được kiểm tra để tránh nhiễm bẩn vi khuẩn. Một khi các xét nghiệm cho kết quả bình thường, sữa được hiến tặng sẽ được thanh trùng và gửi đi làm xét nghiệm vi sinh một lần nữa. Sau đó nó được lưu trữ trong tủ lạnh cho đến khi được phân phối.

Sữa mẹ được hiến tặng tại ngân hàng hiến tặng sữa mẹ đầu tiên ở Singapore trải qua thử nghiệm kỹ lưỡng, bao gồm cả việc thanh trùng. (Ảnh: Monica Kotwani)

Tiến sĩ Chua cho biết khoảng 20 bà mẹ bày tỏ sự quan tâm đến việc hiến tặng sữa mẹ. Để có thể hiến tặng, các bà mẹ cho sữa sẽ không chỉ phải trải qua cuộc kiểm tra, mà còn đảm bảo rằng họ là những bà mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn dưới 1 tuổi.

Khoảng 900 trẻ sơ sinh sẽ được hưởng lợi

Theo tiến sĩ Chua, trong năm đầu tiên, ngân hàng sữa mẹ sẽ cung cấp sữa cho trẻ sơ sinh nhập viện ở KKH, vì trong khi tỷ lệ sinh non ở Singapore là khoảng 9%, thì ở bệnh viện KKH lại chứng kiến đến 13,5% trẻ sinh non.

Trẻ sơ sinh nhập viện ở Bệnh viện Singapore (SGH) và Bệnh viện Đại học Quốc gia cũng sẽ được hưởng lợi từ nguồn sữa hiến tặng trong năm thứ hai và thứ ba của chương trình thí điểm. Nói chung, kỳ vọng sẽ có khoảng 900 trẻ sơ sinh được hưởng lợi từ chương trình này.

Điều kiện để trẻ nhận được sữa hiến tặng là khi trẻ bị sinh non dưới 32 tuần và cân nặng từ 1,8kg trở xuống.

Phát biểu tại buổi ra mắt, bà Halimah, thành viên hội đồng sáng lập của Temasek Cares đã kêu gọi tất cả bà mẹ có thể tặng nguồn sữa thừa của họ. Bà cũng trấn an các bà mẹ Hồi giáo rằng những đứa trẻ sơ sinh của họ thực sự có thể nhận sữa từ ngân hàng sữa mẹ này, "do đó, người Hồi giáo cũng được khuyến khích đóng góp cho ngân hàng sữa."

Với sự ra mắt này, Singapore gia nhập vào nhóm khoảng 40 quốc gia vận hành các ngân hàng sữa mẹ chính thức.

Tố Quyên (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á

Theo tin từ CNA, Chính phủ Singapore cam kết sẽ tài trợ tới 500 triệu USD cho các dự án xanh và dự án chuyển đổi ở châu Á, như một phần trong cam kết của nước này nhằm cung cấp các giải pháp tài chính về khí hậu trong khu vực. Thông báo này được Bộ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển Bền vững Singapore Grace Fu đưa ra tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) đang diễn ra tại thủ đô Baku của Azerbaijan.

COP29 Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á
Singapore: Sản xuất phục hồi, kinh tế quý III/2024 tăng trưởng cao hơn dự kiến

Ước tính sơ bộ từ Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) Singapore vào sáng 14/10 cho biết, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 4,1% trong quý III/2024 so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức dự báo 3,8% được đưa ra trước đó. Mức tăng trưởng này cũng nhanh hơn nhiều so với mức tăng 2,9% của quý II.

Singapore Sản xuất phục hồi, kinh tế quý III 2024 tăng trưởng cao hơn dự kiến

TIN MỚI

Return to top