ClockThứ Bảy, 11/05/2019 14:46

Thái Lan đầu tư hơn 3 tỷ USD thúc đẩy kết nối với 6 quốc gia

Một dự án phát triển cơ sở hạ tầng trị giá 100 tỷ THB (hơn 3 tỷ USD) sẽ được triển khai ở các tỉnh vùng biên của Thái Lan nhằm biến nước này thành điểm trung chuyển giao thông của 6 quốc gia GMS.

Campuchia - Thái Lan nối lại tuyến đường sắt sau 45 nămASEAN, EU khẳng định tăng cường hợp tác, kết nối sâu rộngViệt Nam, Thái Lan dẫn đầu xu hướng không tiền mặt ở Đông Nam Á

Ảnh minh họa. (Nguồn: Bloomberg)

Chính phủ Thái Lan đang nỗ lực biến nước này thành một điểm trung chuyển giao thông của 6 quốc gia Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), theo đó một dự án phát triển cơ sở hạ tầng trị giá 100 tỷ THB (hơn 3 tỷ USD) sẽ được triển khai ở các tỉnh vùng biên của nước này.

Phát biểu với báo giới ngày 10/5, Bộ trưởng Giao thông Arkhom Termpittayapaisith cho biết: “Sau khi việc xây dựng các hạng mục hoàn thành, Thái Lan sẽ trở thành một đất nước trung chuyển lớn trong khu vực GMS."

Các hạng mục cơ sở hạ tầng trong dự án trên bao gồm một đường sắt ray kép, nhiều cây cầu, đường bộ cũng như các trung tâm vận tải nguyên liệu cho các tỉnh biên giới của Campuchia, Lào, Myanmar, Trung Quốc và Việt Nam.

Ông Arkhom khẳng định hệ thống cơ sở hạ tầng trên sẽ tạo ra “các hành lang kinh tế” và hệ thống quản trị hậu cần, kho-vận (logistics) nhanh hơn cho 6 nước này.

Năm tỉnh biên giới Thái Lan sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nước này với các nước láng giềng trong khu vực.

Tại cửa khẩu Chiang Khong, phía bắc tỉnh Chiang Rai, Chính phủ Thái Lan đã chi 85 tỷ THB (khoảng 2,6 tỷ USD) để phát triển một đường sắt ray kép từ huyện Denchai Chiang Khong, cùng với một khoản đầu tư trị giá 1,4 tỷ THB (43 triệu USD) để xây dựng một trung tâm vận tải hàng hóa.

Chiang Khong cũng là một bộ phận của Hành lang Kinh tế Bắc-Nam (NSEC), kết nối Thái Lan với Lào và miền Nam Trung Quốc.

Về phía Tây, cửa khẩu Mae Sot ở tỉnh Tak đang được quảng bá như là một cửa ngõ đa quốc gia ở Hành lang Kinh tế Đông-Tây.

Chính phủ Thái Lan đã xây dựng một cây cầu trị giá 1,1 tỷ THB (khoảng 34 triệu USD) ngang qua sông Moei  để giảm tải lưu lượng giao thông ở cửa khẩu trên.

Cây cầu bắc qua sông Moei là một phần của dự án lớn hơn nhằm kết nối Mae Sot và Yangon, Myanmar, đồng thời cải thiện kết nối đến Ấn Độ Dương.

Ở biên giới phía Đông, giáp với Campuchia, Chính phủ Thái Lan đang xây dựng một cây cầu ở huyện Aranyaprathet thuộc tỉnh Sa Kaeo, vượt qua kênh Bhrom Hote để đến cửa khẩu Poipet, Campuchia. Cây cầu này dự kiến thông xe vào năm 2021.

Tại tỉnh Nong Khai giáp với Lào, Chính phủ Thái Lan đã giải ngân 1 tỷ THB (khoảng 31 triệu USD) để xây dựng một cây cầu cho ôtô và tàu hỏa chạy theo hướng Vientiane, cùng với một ga tàu hỏa và một trung tâm vận tải hàng hóa.

Tại cửa khẩu Nakhon Phanom, Chính phủ Thái Lan dự kiến sẽ thông qua một dự án trị giá 68 tỷ THB (2,1 tỷ USD) để xây dựng một đường ray kép kết nối tỉnh Ban Phai, Mukdahan và Nakhon Phanom nhằm tối ưu hóa tuyến giao thông khu vực từ biên giới Đông Bắc đến cảng Laem Chabang ở Chon Buri./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
Đầu tư cho học sinh đi thi quốc tế

Để ươm mầm cho học sinh đi thi và đoạt giải quốc tế, Trường THPT chuyên Quốc Học – Huế xây dựng lộ trình bồi dưỡng bài bản. Đằng sau những tấm huy chương là không ít mồ hôi, công sức của thầy và trò.

Đầu tư cho học sinh đi thi quốc tế
Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí

Hãng tin Reuters dẫn lời Chính phủ Azerbaijan, chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc 2024 (COP29) cho biết, nước này sẽ bảo vệ quyền của các quốc gia sản xuất dầu khí được đầu tư vào lĩnh vực này; đồng thời nhấn mạnh, bất chấp các mục tiêu về khí hậu, nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch vẫn còn đang rất cao.

Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí
Đột phá trong thu hút đầu tư

Nhiều dự án nghìn tỷ, hàng chục nghìn tỷ được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đã khẳng định vị thế của Thừa Thiên Huế. Chưa bàn đến chuyện “xoay chuyển tình thế” trong việc sẽ tạo ra các giá trị cao, song các dự án đó minh chứng, tỉnh đã có bước đột phá trong thu hút đầu tư.

Đột phá trong thu hút đầu tư
Return to top