ClockThứ Ba, 25/06/2019 15:12

Thái Lan kêu gọi các nước trong khu vực thực hiện đổi mới để không mất lợi thế cạnh tranh

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn CLMVT 2019 ở Bangkok ngày 24/6, Thủ tướng Prayut nói rằng mặc dù khu vực CLMVT đang trở thành một thành tố chính trong chuỗi giá trị toàn cầu, tiểu vùng này phải đối mặt với những mối đe dọa nảy sinh từ sự phát triển công nghệ và địa chính trị.

ASEAN thống nhất quan điểm chung về RCEPNhiều sự kiện đa phương nhân dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 34Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 sẽ kêu gọi cấm nhập rác thảiĐối phó với rác thải nhựa: Chủ đề nóng ở Hội nghị Cấp cao ASEAN lần 34Chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao ASEAN 34 tại Thái LanThái Lan đảm bảo an toàn cho Hội nghị Cấp cao ASEAN

Thủ tướng Thái Lan tại cuộc họp báo về kết quả của Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 34 ở Bangkok, Thái Lan ngày 23/6. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Thủ tướng Prayut, những công nghệ mới này sẽ thay thế hoàn toàn cho mạng lưới sản xuất hiện nay. Ví dụ, phương thức sản xuất và chế tạo theo hợp đồng sẽ dần dần suy tàn, khi các mạng lưới sản xuất theo hướng chuỗi giá trị hiện đại trong các vùng khác nhau sẽ thế chỗ. Về những mối đe dọa địa chính trị, các nước trong tiểu vùng phải có sự quản lý rủi ro hữu hiệu nhằm đối phó với những thay đổi trong thị trường toàn cầu.

Những khu vực dễ bị tổn thương nhất đều là những thế mạnh truyền thống của tiểu vùng CLMVT, đó là các ngành kinh doanh nông nghiệp, dệt may, ôtô và điện tử. Thủ tướng Prayut nói rằng các doanh nghiệp cần kết hợp nhiều công nghệ khác nhau, như chuyển đổi số, để nâng cấp và thúc đẩy tính hiệu quả của các hoạt động của họ từ đầu đến cuối chuỗi giá trị. Ví dụ như thiết kế sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng và sản xuất kịp thời những sản phẩm có chất lượng.

Thủ tướng Prayut nhận xét thêm rằng ngành dịch vụ trong tiểu vùng CLMVT cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những xu hướng nói trên. Do đó, khu vực dịch vụ phải kết hợp những công nghệ mới nhất vào các mô hình kinh doanh. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những lĩnh vực chủ chốt trong khu vực như hậu cần, bán lẻ và bán buôn, dịch vụ kinh doanh và các dịch vụ tài chính.

Theo nhà lãnh đạo Thái Lan, các chính phủ phải làm việc với nhau để hỗ trợ nền kinh tế tiểu vùng và đóng vai trò hỗ trợ bằng cách xây dựng nền tảng cho sự phát triển. Thủ tướng Prayut cũng đề cao vai trò đóng góp cho sự thịnh vượng chung của tiểu vùng CLMVT cũng như nhiều sáng kiến thành công của khu vực tư nhân.

Diễn đàn CLMVT 2019, được tổ chức trong hai ngày 23-24/6 ngay sau khi diễn ra Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 34, có chủ đề “CLMVT là trung tâm chuỗi giá trị mới của châu Á”.

Các đại biểu tham dự diễn đàn, gồm các đại diện là quan chức công nghiệp, thương mại, các nhà ngoại giao, các học giả và doanh nghiệp tư nhân trong tiểu vùng, đã trao đổi quan điểm và các kế hoạch phát triển những mạng lưới hợp tác nhằm thúc đẩy tính cạnh tranh toàn cầu.

Tiểu vùng CLMVT đã có sự tăng trưởng đáng kể trong thời gian qua. Năm 2017, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tiểu vùng tăng 5,1%. Trong giai đoạn 2013-2017, ngoại thương của tiểu vùng tăng trưởng với tốc độ hàng năm 4,6% trong khi thương mại nội vùng tăng 7,1% và đầu tư tăng 15,7%.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Return to top