ClockThứ Năm, 17/05/2018 06:38

Thái Lan kêu gọi cấm sử dụng hoá chất nông nghiệp độc hại

TTH.VN - Các viện nghiên cứu ở Thái Lan đang thúc giục chính phủ ưu tiên bảo vệ sức khỏe con người khỏi mối đe dọa ô nhiễm hóa chất và đảm bảo một môi trường lành mạnh, phù hợp với cam kết của đất nước để theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), The Nation sáng nay (17/5) đưa tin.

Nhiều hóa chất độc hại được sử dụng trong các giếng dầu ở California

Hóa chất nông nghiệp độc hại đặt ra mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng. Ảnh: The Nation

Trong một hội thảo khoa học mang tên “Sự thật hàn lâm về kiểm soát hóa chất độc hại: paraquat, glyphosate và chlorpyrifos” tại Đại học Chulalongkorn (Thais Lan) ngày hôm qua, nhóm các giáo sư và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y tế và môi trường từ các trường đại học hàng đầu của nước này đã kêu gọi các cơ quan liên quan xem xét việc cấm sử dụng paraquat, glyphosate và chlorpyrifos ở Thái Lan và cải cách nông nghiệp của đất nước để chuyển từ canh tác hóa học sang canh tác hữu cơ thân thiện với môi trường hơn.

Paraquat và glyphosate là thuốc diệt cỏ được sử dụng rộng rãi ở Thái Lan, và chlorpyrifos thường được sử dụng như một loại thuốc trừ sâu.

Phó giám đốc Trung tâm về sức khỏe môi trường và hoá chất độc hại, ông Jutamaad Satayavivad cho biết, người Thái đang phải đối mặt với "những mối đe dọa thầm lặng" từ việc sử dụng nhiều hóa chất trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là paraquat – một loại hoá chất đã được xác định là rất nguy hiểm khi tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người.

Theo ông Jutamaad, những hóa chất này không chỉ có tác dụng cấp tính đối với sức khỏe  (với tỷ lệ tử vong do tiêu thụ paraquat lên tới 46,18%) mà chúng cũng gây ra các triệu chứng mãn tính nghiêm trọng đối với con người. Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc tiếp xúc lâu dài với các hóa chất này có thể làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư phổi và ung thư vú.

Tiến sĩ Thiravat Hemachudha, người đứng đầu Trung tâm khoa học sức khỏe các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Khoa Y học Đại học Chulalongkorn, cũng tiết lộ rằng nhiều nghiên cứu cho thấy những người làm việc với các hóa chất này trong một thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn đến 70% .

Noppadon Kitana, trưởng khoa Sinh học thuộc Đại học Chulalongkorn, nói rằng ngoài các mối đe dọa về sức khỏe do tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất này, việc sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏliên tục cũng gây ô nhiễm hóa chất nghiêm trọng trong hệ sinh thái. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy dư lượng cao của paraquat, glyphosate, và chlorpyrifos trong đất, nước, rau, và các mẫu động vật thủy sản.

"Những phát hiện ô nhiễm hóa chất trong thực phẩm và hệ sinh thái chứng tỏ người tiêu dùng không an toàn trước các mối đe dọa sức khỏe do các hóa chất này gây ra, do đó chúng tôi muốn yêu cầu chính phủ giải quyết vấn đề này bằng cách cấm các chất độc hại này mãi mãi", ông Noppadon nói. "Hơn nữa, chính phủ có nhiệm vụ đảm bảo một môi trường sạch sẽ và điều kiện sống lành mạnh cho tất cả các công dân, theo nghĩa vụ đối với cộng đồng quốc tế để đạt được SDGs".

Do kế hoạch cấm 3 loại hóa chất nông nghiệp thường được sử dụng này đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ một số nhóm nông dân, ông Noppadon đề nghị các cơ quan chức năng và tất cả các bên liên quan trong lĩnh vực nông nghiệp cần chuyển từ canh tác hóa học sang canh tác hữu cơ. Mô hình này được chứng minh không có hóa chất nhưng vẫn có thể đảm bảo sản lượng tương tự hoặc thậm chí cao hơn so với cách truyền thống.

Yêu cầu của các nhà nghiên cứu đối với chính phủ đã được thực hiện một tuần trước khi Ủy ban Chất độc hại sẽ phải đưa ra quyết định vào thứ tư tới (23/5) về việc liệu đất nước có nên cấm dùng paraquat và chlorpyrifos và hạn chế sử dụng glyphosate hay không. "Trong diễn đàn này, chúng tôi đã cung cấp nhiều bằng chứng về sự nguy hiểm từ những hóa chất này đối với sức khỏe, đối với nông dân - những người sử dụng hóa chất, thành viên gia đình và thậm chí cả những người tiêu dùng ăn thực phẩm không an toàn", ông Niyada nói. "Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng các cơ quan liên quan sẽ xem xét thông tin và cấm các hóa chất độc hại này để bảo vệ người dân khỏi những nguy hiểm có thể tránh được đối với sức khỏe và đời sống của họ".

Tố Quyên (Lược dịch từ The Nation)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thái Lan sẽ tăng mục tiêu giảm phát thải

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan Chalermchai Sri-on chia sẻ, nước này đặt mục tiêu sẽ giảm nhiều hơn lượng khí thải độc hại, khi những nỗ lực của Thái Lan vẫn chưa đạt được mục tiêu giúp kiểm soát nhiệt độ ngày càng tăng của hành tinh.

Thái Lan sẽ tăng mục tiêu giảm phát thải
Thái Lan: Phuket chào đón sự bùng nổ của du lịch trái mùa

Văn phòng Phuket của Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) thông tin, doanh thu từ du lịch của Phuket có thể đạt 500 tỷ Bath trong năm 2024, khi hòn đảo triển khai quảng bá du lịch thể thao để thu hút nhiều du khách hơn trong mùa du lịch thấp điểm.

Thái Lan Phuket chào đón sự bùng nổ của du lịch trái mùa
Return to top