ClockThứ Ba, 13/12/2016 06:26

Thảm họa động đất ở Indonesia: Giáo dục trở thành nạn nhân

TTH.VN - Trận động đất xảy ra tại tỉnh Aceh của Indonesia hồi tuần trước làm hư hại hàng chục trường học, xói mòn khả năng phục hồi từ các chấn thương của trẻ em sau thảm họa, hãng tin Reuters sáng nay (13/12) dẫn lời các nhóm cứu trợ cho biết.

Số người mất nhà cửa vì động đất tại Indonesia tăng lên 45.000Indonesia kêu gọi hỗ trợ y tế khẩn cấp sau trận động đất kinh hoàngĐộng đất kinh hoàng ở Indonesia, số người thiệt mạng tiếp tục tăng

Trẻ em xếp hàng lấy thức ăn tại một trại trú ẩn sau trận động đất ở huyện Pidie Jaya, tỉnh Aceh, Indonesia. Ảnh: AFP

Trận động đất mạnh 6,5 độ richter xảy ra hôm 7/12, làm hàng chục tòa nhà đổ  sập và cướp đi mạng sống của ít nhất 100 người. Đây là thảm họa tồi tệ nhất xảy ra trong khu vực kể từ năm 2004.

Trong số những người bị ảnh hưởng có 30.000 trẻ em và thanh thiếu niên. Trường học của chúng buộc phải đóng cửa do động đất, các cơ quan cứu trợ cho hay.

Ở huyện Pidie Jaya của tỉnh Aceh, một trong những huyện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, trận động đất làm hư hại gần 1/3 trường học, với ít nhất 7 ngôi trường bị phá hủy hoàn toàn, theo Yayasan Sayangi Tunas Cilik, một cơ quan viện trợ địa phương.

Nhiều cư dân của thị trấn 140.000 người phải ngủ trong các trại trú ẩn, trong khi nhân viên cứu trợ cung cấp thực phẩm, nước và chăn cho họ.

Do các học sinh hiện đang trong kỳ nghỉ đông, sự tàn phá có thể không có tác động ngay lập tức, nhưng sẽ dẫn đến nhiều lo ngại về sự an toàn, ông Ronald Sianipar thuộc Yayasan Sayangi Tunas Cilik nói thêm.

"Khi nhà trường được an toàn, chúng tôi biết đó là nơi tốt nhất cho học sinh sau một thảm họa như thế này. Trường học giúp tạo ra cảm giác bình thường và an toàn, đồng thời hỗ trợ trẻ em phục hồi tâm lý. Khi không có trường để đi học, sẽ không có nơi để học sinh tập trung lại và giải tỏa sự sợ hãi", ông Sianipar phát biểu trong một tuyên bố.

Ít nhất 80 triệu trẻ em sống trong những khu vực bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, thiên tai đã bị gián đoạn giáo dục hồi năm ngoái, theo một báo cáo của tổ chức từ thiện Anh Theirworld.

Trường học cung cấp một nơi an toàn để học và chơi, có thể giúp trẻ em đối phó với các chấn thương do hậu quả của một cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, giáo dục thường bị những nhà viện trợ bỏ qua, các chuyên gia khẳng định.

Khi trẻ em bỏ học, chúng rất dễ lâm vào nạn lao động, buôn bán trẻ em và chủ nghĩa cực đoan.

Theo ông Sianipar, tổ chức của ông đã cố gắng giúp đỡ bằng cách tổ chức những khu vui chơi trong các trại trú ẩn, nơi nhiều gia đình đang sinh sống và cũng có thể xây dựng các phòng học tạm thời.

Chính quyền địa phương huyện Pidie Jaya nói rằng, họ có kế hoạch mở lại trường học khi học kỳ mới bắt đầu vào tháng 1 tới. Thế nhưng, các nhân viên cứu trợ cho biết, trẻ em vẫn còn sợ hãi.

"Trẻ em ở Pidie Jaya sợ đi học trở lại. Nhiều trường học bị hư hại nặng. Mặc dù một số trường học chỉ thiệt hại nhỏ, học sinh và giáo viên vẫn đang lo ngại. Họ sợ đi vào những tòa nhà này", ông Irsyad Hadi, phát ngôn viên của tổ chức phi chính phủ Plan International tại thủ đô Jakarta cho biết qua điện thoại.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & Aseantradelink)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Học bằng... trải nghiệm

Nhiều năm nay, Trường mầm non Vĩnh Ninh là một điểm sáng giáo dục của thành phố Huế, với các hoạt động trải nghiệm được nhà trường đặc biệt coi trọng.

Học bằng  trải nghiệm

TIN MỚI

Return to top