ClockChủ Nhật, 11/06/2017 19:35

Thiếu lương thực có thể dẫn đến tình trạng bạo lực, bất ổn

TTH - Ngày nay, hạn hán trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn ở những nhiều khu vực như phía đông và phía nam châu Phi, kết hợp với hiện tượng El Nino, gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và kinh tế ở các vùng nông thôn.

Thiếu lương thực có nguy cơ dẫn đến bạo lực và bất ổn. Ảnh: Livelaw

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Hoà bình, tình trạng thiếu lương thực do hậu quả từ sự biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng tình trạng bạo lực và bạo loạn ở các quốc gia bất ổn về chính trị, nhất là các nước dễ bị tổn thương và phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp.

Báo cáo của Chương trình Môi trường LHQ năm 2016 cho thấy, cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng gần đây nhất hồi năm 2007-2008 - gây ra bởi tình trạng thời tiết khắc nghiệt tại các vùng sản xuất ngũ cốc chủ yếu, đã làm gia tăng nhu cầu và đẩy chi phí thực phẩm lên cao, dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội và chính trị ở Maroc, Bangladesh, Tunisia và Indonesia.

Ngày nay, hạn hán trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn ở những nhiều khu vực như phía đông và phía nam châu Phi, kết hợp với hiện tượng El Nino, gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và kinh tế ở các vùng nông thôn.

Trung tâm Khí hậu và An ninh Hoa Kỳ cho biết, các yếu tố như tình trạng thiếu nước toàn cầu, di cư do biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cũng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc tế.

Theo đồng tác giả của nghiên cứu - ông Bear Braumoeller, các quốc gia mong manh cần giải quyết vấn đề bất ổn trong nước và đầu tư vào các ngành công nghiệp "xanh" bền vững hơn để tăng trưởng kinh tế, nhằm đối phó với tình trạng thiếu lương thực do biến đổi khí hậu.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters & Climateandsecurity)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 13/11, tại Nhà thi đấu huyện Phong Điền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên toàn tỉnh với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường (7/11):
Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường

Trong một báo cáo được công bố nhân Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường, bao gồm cả bắt nạt trên mạng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, cứ 3 học sinh thì có gần 1 học sinh trên toàn thế giới đã bị gây tổn hại về thể chất ít nhất 1 lần trong năm.

Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường
Phòng, chống bạo lực học đường: Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ

Bạo lực học đường thực sự luôn rình rập, hiện hữu ở bất cứ ngôi trường nào. Ngoài những học sinh cá biệt, có xu hướng bạo lực thì nhiều hành vi bạo lực xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của học sinh. Các con chỉ nghĩ đơn giản “dọa cho bạn sợ” chứ không lường được những hậu quả, tổn thương tâm lý mà mình gây ra cho bạn học...

Phòng, chống bạo lực học đường Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ
Return to top