ClockThứ Bảy, 29/04/2017 15:18

Thủ tướng Singapore: ASEAN cần thống nhất và hội nhập sâu hơn nữa

TTH.VN - Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30, Thủ tướng Singapore cho biết, với chủ trương chống toàn cầu hoá và chủ nghĩa bảo hộ đang lan rộng trên toàn thế giới, ASEAN cần phải chú trọng hơn nữa đến sự thống nhất và hội nhập kinh tế.

Hoàn tất chương trình hoạt động, nghị sự Hội nghị Cấp cao ASEAN 30Thủ tướng Malaysia kêu gọi ASEAN tăng cường hội nhập kinh tế

Thủ tướng Singapore (trái) trong lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ASEAN tại Manila ngày 29/4/2017. Ảnh: AFP.

Tại phiên họp toàn thể của cuộc họp sáng nay (ngày 29/4), ông kêu gọi các đối tác hỗ trợ các nỗ lực để hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đáng tin cậy và có chất lượng cao, bao gồm 10 nước ASEAN và 6 nước khác, trong đó có Trung Quốc và Nhật Bản.

Nhìn lại những gì nhóm đã đạt được trong 50 năm qua và vạch ra những việc cần làm để bảo đảm tương lai cho khối, Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng, nối tiếp thỏa thuận thương mại toàn khu vực này là một cách giúp ASEAN hùng mạnh và thắt chặt quan hệ lẫn nhau.

Ông cũng nhấn mạnh rằng, ASEAN thành lập vào năm 1967 đã tạo ra một môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực, cho phép các nước Đông Nam Á phát triển, đồng thời kêu gọi đẩy mạnh văn hoá đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia thành viên, tạo cơ hội cho các đối tác khác tham gia vào sự phát triển và tăng trưởng của khu vực.

Ông nói: "Chúng ta phải bảo vệ sự thống nhất và trung thành của ASEAN, xây dựng khả năng phục hồi, duy trì tính liên quan và giá trị của chúng ta đối với các đối tác bên ngoài", trong đó, "một trong những cách như vậy là làm sâu sắc thêm sự hội nhập của các nền kinh tế ASEAN".

Thực tế cho thấy, các quốc gia ASEAN đang phát triển nhanh hơn như một nhóm tổng thể, gần gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu và đang hưởng lợi từ dân số trẻ và tầng lớp trung lưu.

Theo Thủ tướng Lý Hiển Long, nhanh chóng hoàn tất RCEP với các nước tham gia, bao gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc - sẽ tối đa hóa lợi ích cho các doanh nghiệp và người dân ASEAN, nhấn mạnh rằng thỏa thuận này phải rất đáng tin cậy và có chất lượng cao.

Ông Lee cho biết trên mặt trận chiến lược, ASEAN thậm chí còn có vai trò quan trọng hơn nữa trong việc bảo vệ sự thống nhất và vị trí trung tâm của mình. Điều này đặc biệt đúng trong bối cảnh địa chính trị bất ổn ngày nay - được đánh dấu bằng sự chia rẻ kinh tế-xã hội và chính trị ngày càng gia tăng trong nội bộ và giữa các quốc gia.

Theo nhà lãnh đạo Singapore, "một ASEAN thống nhất sẽ cho chúng ta một vị trí ổn định trên trường quốc tế", lưu ý rằng đó là lý do tại sao các cường quốc chủ yếu liên kết với nhóm 10 nước ASEAN

Tố Quyên (Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn kết, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an Nhân dân

Nhân Kỷ niệm 76 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc 11/6/1948 – 11/6/2024, Khối Tham mưu, Xây dựng lực lượng, Hậu cần (TM, XDLL, HC) Công an tỉnh tổ chức dâng hương, dâng hoa tại Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - làng Dương Nỗ, xã Phú Dương (TP. Huế).

Đoàn kết, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an Nhân dân
49 năm thống nhất đất nước: Có bạn Cuba trong tháng Tư khải hoàn

Ngày 30/4/1975, quân Giải phóng tiến vào Dinh độc lập, đặt dấu kết toàn thắng cho cuộc chiến đấu vì độc lập lập tự do, thống nhất đất nước của Việt Nam. Nhiều người bạn Cuba cũng sống trong những phút giây lịch sử ấy cùng dân tộc Việt Nam.

49 năm thống nhất đất nước Có bạn Cuba trong tháng Tư khải hoàn
Chuyển đổi số ngành du lịch: Phải đồng bộ, thống nhất

Chuyển đổi số được xác định là xu hướng tất yếu đối với ngành du lịch khi mang lại cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững hơn trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, cần đẩy nhanh chuyển đổi số trong ngành du lịch theo hướng đồng bộ, thống nhất.

Chuyển đổi số ngành du lịch Phải đồng bộ, thống nhất
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

TIN MỚI

Return to top